Giải pháp về sản xuất và chế biến

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 67)

II I Giải pháp phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam 1 Giải pháp về sản xuất lúa hàng hóa

b) Giải pháp về sản xuất và chế biến

* Về chế biến : Do gạo phẩm cấp thấp hiện nay đang có nhu cầu cao trên thế giới nên khâu chế biến chưa đòi hỏi cấp bách lắm. Tuy vậy để có hiệu quả lâu dài, ngay từ bây giờ phải đầu tư theo hướng tiếp tục đầu tư vào khâu xay xát, chế biến, từng bước đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, tự nạo vét, xây dựng thêm nhiều cảng sông, các kho chứa đủ tiêu chuẩn : hoang thiện “ công nghệ sau thu hoạch” để nâng cao chất lượng, nhà nước có chủ trương hỗ trợ cho việc hiện đại hoá chế biến gạo xuất khẩu, như vậy mới giảm được tỷ lệ mất mát sau thu hoạch.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu gạo đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản đầu tư cho phát triển gạo chất lượng cao có nhiều tiềm năng xuất khẩu hơn cũng như khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới bằng các giải pháp sau : + Quy hoạch từng vùng trồng các giống lúa khác nhau để tránh sự lai tạp giữa các loại giống khiu cùng trồng xen lẫn trong cùng một vùng. Cũng có thể quy hoạch từng vùng lúa để phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường có nhu cầu khác nhau, giảm diện tích gạo có chất lượng thấp, mở rộng hơn nữa diện tích gạo có chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao.

+ Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch các vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể trong việc ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ, nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước của thời kỳ đó.

* Về sản xuất : Giảm giá thành sản xuất là yếu tố cơ bản quyết định đối với xuất khẩu đặc biệt trong thực tế cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu hiện nay. Gần đây nhiều yếu tố liên quan đến đầu vào của sản xuất lúa đã được chính phủ giao cho các bộ ngành nghiên cứu tháo gỡ nhằm giảm giá thành sản xuất. Đối với sản xuất lúa hàng hoá cũng cần có những chinh sách ưu đãi riêng kể cả việc xem xét miễn thuế nông nghiệp trược hết đối với những vùng quy hoạch trồng lúa dành riêng cho xuất khẩu. * Về tổ chức thu mua hàng hoá : Tổ chức lại hệ thống mua gom gạo xuất khẩu theo hướng giảm dần các giao dịch tự do thông qua tư thương, tăng các giao dịch bằng trực tiếp giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân. Việc tổ chức thu mua phải đảm

bảo quyền lợi cho người xuất khẩu cũng như người dân nhằm giải quyết thoả đáng quan hệ giữa nhà nước, nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong phân phối lợi nhuận.

Hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước về đầu tư, tín dụng, tiền tệ, xuất khẩu, thuế, đất đai, bảo hiểm và trợ giá đào tạo nhân lực và phát huy vai trò của hiệp hội sản xuất và kinh doanh lương thực trong phạm vi cả nước.

* Về khâu nâng cao kỹ thuật canh tác

Cần cử cán bộ chuyên môn xuống cấp xã để truyền đạt kỹ thuật, hướng dẫn canh tác cho các hộ nông dân trồng lúa xuất khẩu theo quy trình đã biên soạn trước cho từng loại giống lúa và quy trình này thông qua hoạt động thực tiễn phải được thường xuyên nâng cao cho phù hợp.

Đổi mới chính sách ruộng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân canh tác theo hướng tăng cả về diện tích reo trồng, năng suất cũng như chất lượng lúa. * Về giống lúa : Để đáp ứng cho quy hoạch diện tích lúa xuất khẩu thì cần một số lượng lớn giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng của cả nước và muốn thực hiện được khối lượng lúa giống rất lớn như vậy thì theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì cần quán triệt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh nội lực từ dân bằng những biện pháp sau :

- Tăng cường đầu tư trại giống cấp tính để sản xuất đầu dòng, cung cấp cho các điểm trình diễn, câu lạc bộ, các tổ chức nhân giống sau đó cung ứng đến mọi tổ chức, cá nhân, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giồng thương phẩm đại trà thành một mạng lưới rộng rãi, được phép mua bán, trao đổi trực tiếp với nông dân, tạo thị trường giống sôi động, đều khắp. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích sản xuất giống chiếm 3% diện tích đại trà nên mỗi tỉnh trung bình cần khoảng trên trên 2000 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa giống xác nhận để cung cấp cho nông dân.

- Các hội đồng giống các tỉnh trồng lúa xuất khẩu xác định các giống lúa xuất khẩu phù hợp với địa phương, đặt hàng với các cơ quan khoa học sản xuất hạt siêu, mỗi trà một loại giống để nâng cao độ đồng đều của hạt lúa xuất khẩu, nguyên chủng các giống lúa xuất khẩu (OM1490, 2031, 1723, OMCS99, Ỉ64, 62032, VND95 – 20, MTL145, lúa thơm Việt Nam …)

- Đối với các viện, trường, các cơ quan nghiên cứu, quản lý ở trung cương về giống lúa cần thu thập, đánh giá và bảo quản quỳ gen ưu việt, có lợi thế so sánh để cung cấp nguyên liệu cho việc tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt kết hợp giữa chọn tạo giống ở trong nước với nhập nội giống mứoi cùng với phương tiện công nghệ hiện đại nhằm tranh thủ thời gian trong công tác tạo giống.

- Dùng kinh phí khuyến nông để mở nhiều đợt tập huấn, hội thảo, tham quan, trình diễn, chuyển giao kỹ thuật…nhằm phổ cập và nâng cao kiến thức về giống cho nông dân : do các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với các tổ chức , hợp tác xã, hộ nông dân và các tổ chức quần chúng để tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu giống lúa.

- Có cơ chế chính sách về quản lý, sản xuất lúa giống, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và liên doanh với nước ngoài được phép sản xuất và kinh doanh lúa giống, có đăng ký và chịu sự quản lý của Nhà nước như miễn giảm thuế, trợ giá giồng gốc, bản quyền tác giả về gióng, về hợp tác quốc tế xuất nhập khẩu giống. - Các Tổng công ty, công ty, các đầu mối xuất khẩu gạo cần liên kết với các địa phương, với hợp tác xã, với hộ nông dân, ký kết hợp đồng đầu tư với bao nhiêu sản phẩm, mua bán theo phẩm cấp, giá cả của các chủng loại lúa gạo để nông dân yên tâm sản xuất nguồn kinh phí đầu tư cho công tác giồng nên tính một phần từ lãi xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w