- Ban điều hành: Tất cả các phòng và các đơn vị đều trực thuộc quyền
2007 Số tiền Tỷ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Tăng so với
2007 Số tiền Tỷ Tỷ trọng Tăng so với 2007 Tăng so với 2008 Tiền 6,951,685,202 100% 11,796,957,925 100% 69.7% 4,464,729,702 100% -35.8% -62.2%
Tiền mặt tại quĩ 84,517,723 1.2% 324,889,563 2.8% 284.4% 349,961,241 7.8% 314.1% 7.7% Tiền gửi ngân hàng 6,867,167,479 98.8% 11,472,068,363 97.2% 67.1% 4,114,768,461 92.2% -40.1% -64.1%
*Các khoản phải thu:
Đặc trưng của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đó là các khoản phải thu rất lớn. Khi nhận một công trình nào đó, doanh nghiệp thường phải ứng trước để thi công, sau đó mới được chủ đầu tư thanh toán. Bản thân doanh nghiệp lại đi “mua chịu” các nguyên vật liệu của nhà cung cấp, điều này tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp liên kết theo “ chiều dọc” , còn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sẽ hình thành các khoản phải thu và phải trả. Không nằm ngoài quy luật đó, ta có thể thấy tỷ trọng các khoản phải thu trên trong tổng tài sản lưu động của công ty là khá lớn, cá biệt như năm 2007 lên tới 51%. Tuy vậy, quy mô các khoản phải thu càng lớn, thì số vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng càng nhiều, nguy cơ rủi ro không thu hồi được nợ cũng lớn hơn. Phần lớn các khoản phải thu là phải thu khách hàng, chiếm hơn 90% các khoản phải thu.
So sánh các khoản phải thu với doanh thu thuần của công ty:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu thuần 86,479,446,560 161,055,167,534 180,105,211,094
Phải thu khách hàng 37,067,333,411 14,656,959,262 38,490,690,757
Phải thu khách hàng
Doanh thu thuần 43% 9% 21%
Năm 2009, so với doanh thu thuần, phải thu khách hàng chiếm 21%, tức là 100 đồng doanh thu thì khách hàng nợ 21 đồng. Như vậy, số lượng vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng là khá lớn, năm 2007 thậm chí còn lên đến 47%. Năm 2008, khoản phải thu của doanh nghiệp giảm mạnh, trong khi tiền tăng lên, cho thấy doanh nghiệp đã có những chính sách hợp lý, đòi được nợ, chuyển khoản phải thu thành tiền.
*Hàng tồn kho: Như đã trình bày, đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo quá trình sản xuất được thông suốt, không bị gián đoạn. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thời gian thi công kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, dự trữ hàng tồn kho càng trở nên tất yếu, không thể tránh khỏi. Tại công ty Vận tải và xây dựng, cơ cấu hàng tồn kho gồm có: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và cho phí sản xuất dở dang. Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản lưu động của công ty.
Bảng cơ cấu của hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của công ty tăng lên theo từng năm và tăng tập trung ở chi phí sản xuất dở dang và công cụ dụng cụ phản ánh công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý hiệu quả của việc mở rộng dự trữ hàng tồn kho. Có thể thấy rằng, trong hàng tồn kho, khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất là chi phí sản xuất dở dang. Chi phí sản xuất dở dang có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm. Năm 2009, nó chiếm tới 95.51% trong tổng hàng tồn kho, và chiếm tới
48.7% tổng giá trị tài sản lưu động. Qua đó ta thấy được vị trí quan trọng của chi phí sản xuất dở dang. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và quản lý hàng tồn kho, không thể không chú ý tới quản lý chi phí sản xuất dở dang.
*Tài sản lưu động khác: bao gồm tạm ứng và ký quỹ, chiếm tỷ trọng nhỏ ( dưới 2%) trong tổng tài sản lưu động, ít ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung.
2.2.1.2. Nguồn đầu tư cho tài sản lưu động
Trong doanh nghiệp, nếu phân chia theo thời gian hoàn trả sẽ có nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn, còn vốn ngắn hạn gồm các khoản nợ ngắn hạn. Nguồn vốn huy động được doanh nghiệp sẽ đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động. Vấn đề được đặt ra là: loại nguồn vốn nào sẽ được đầu tư cho tài sản cố định, và loại nào sẽ đầu tư cho tài sản lưu động? Thông thường, vốn dài hạn sẽ được đầu tư cho tài sản cố định và tài sản lưu động sẽ được đầu tư bằng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu quản lý của nhà quản trị tài chính mà cơ cấu nguồn vốn sẽ được thay đổi. Chênh lệch giữa tài sản lưu động và vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động ròng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng hàng tồn kho 29,487,011,478 100% 49,063,395,207 100% 56,513,629,683 100%
Nguyên vật liệu tồn kho 5,189,549,884 17.60% 4,139,433,314 8.44% 2,514,241,731 4.45% Công cụ, dụng cụ 7,777,751 0.03% 17,161,538 0.03% 22,503,300 0.04% Chi phí sản xuất dở dang 24,289,683,844 82.37% 44,906,800,355 91.53% 53,976,884,652 95.51%
Bảng cơ cấu tài trợ cho tài sản lưu động:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tài sản lưu động 77,023,184,229 79,282,112,784 110,901,683,674
Nợ ngắn hạn 71,987,044,451 73,079,808,960 103,767,458,535
Tài sản lưu động ròng 5,036,139,778 6,202,303,825 7,134,225,139
TSLĐ ròng/TSLĐ 7% 8% 6%
Qua bảng trên ta thấy, công ty có tài sản lưu động ròng dương, tức là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn, như vậy công ty sẽ phải huy động vốn dài hạn để đầu tư bổ sung vào tài sản lưu động. Đây là chiến lược quản trị an toàn, tuy nhiên công ty sẽ mất chi phí lớn hơn do vốn dài hạn thì đắt hơn là vốn ngắn hạn.
Tài sản lưu động ròng của công ty đang có xu hướng tăng về số tuyệt đối, nhưng lại giảm về số tương đối. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng hạn chế sử dụng vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản lưu động giảm bớt chi phí.
2.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
2.2.2.1. Thay đổi về quy mô, tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản
* Sự thay đổi về quy mô tài sản lưu động
Đơn vị: đồng
Quy mô tài sản lưu động tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2009, tăng 43.98% so với năm 2007, và tăng 39.88% so với năm 2008. Quá trinhf tăng quy mô tài sản lưu động, đồng thời với việc tăng chi phí sản xuất dở dang trong khoản mục hàng tồn kho cho thấy công ty đang mở rộng sản xuất, thực hiện nhiều đơn hàng mới.
* Tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản:
Quy mô tuyệt đối của tài sản lưu động thì tăng lên qua các năm, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng tài sản thì lại giảm xuống, điều này cho thấy công ty đang có xu hướng chú trọng đầu tư vào tài sản cố định. Tuy nhiên, tỷ trọng của tài sản lưu động trong tổng tài sản vẫn ở mức cao trên 80%, điều này là hợp lý đối với doanh nghiệp xây dựng.
Bảng tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản:
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009