IFC/MPDF (2004), Thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam: một số kết quả nghiên cứu ban đầu.

Một phần của tài liệu Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề

Trình bày nội dung ở phần này cho thấy việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp đã có những thay đổi và cải tiến ngày càng tách biệt rõ hơn chức năng của Nhà nước trong vai trò là người đầu tư và trong vai trò là người quản lý hành chính Nhà nước. Đối với phần vốn sở hữu nhà nước tại các công ty cổ phần, thì Nhà nước với vai trò là cổ đông đã thực hiện các quyền của mình theo cách thức, cơ chế và công cụ theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; và phù hợp với thông lệ quốc tế phổ biến. Tuy vậy, đối với quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước chưa chuyển đổi thì quyền chủ sở hữu nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện theo cách thức, cơ chế và công cụ quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11. Ngoài ra, có thể nói, trên thực tế, việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các công ty có sở hữu vốn nhà nước vẫn có không ít khiếm khuyết.

Một là, việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp vẫn còn bị phân tán; vẫn có nhiều cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước; chưa có cơ quan chuyên môn chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Trong không ít các trường hợp và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá, có quan quản lý hành chính nhà nước vẫn tiếp tục trực tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp. Thực tế nói trên là trái với nguyên tắc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp đã được quy định tại Điều 168 Luật Doanh nghiệp.

Hai là, trong việc thực hiện quyền sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp vẫn chưa tách biệt được quyền sở hữu và quyền quản lý, quyền giám sát và điều hành. Có thể nói phần lớn những người đại diện sở hữu nhà nước đồng thời kiêm chủ tịch HĐQT và cả giám đốc điều hành (trong không ít các trường hợp còn kiêm cả Bí thư Đảng uỷ công ty). Như vậy, nguyên tắc cân bằng và giám sát được quyền lực trong cơ cấu quản trị bị phá vỡ hoặc không được tuân thủ. Người đại diện sở hữu nhà nước trong trường hợp này có quá nhiều quyền lực mà thiếu đi cơ chế giám sát cần thiết và đủ mạnh. Thêm vào đó, người trực tiếp đại diện quyền chủ sở hữu nhà nước về bản chất vẫn là ”người đại diện”, và thậm chí người đại diện của người đại diện.

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề

Vì vậy, họ cũng có những lợi ích riêng, chưa hẳn đã phù hợp với lợi ích chung của chủ sở hữu nhà nước. Trong điều kiện thâu tóm được nhiều quyền lực và thiếu cơ chế, công cụ giám sát hợp lý, thì khó có thể đảm bảo được trách nhiệm giải trình của họ trước chủ sở hữu và các bên có liên quan, nguy cơ lạm dụng quyền lực của những người này để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của người khác, làm hại đến lợi ích của công ty và của Nhà nước và các cổ đông khác là rất lớn; và thậm chí không tránh khỏi.

Ba là, chưa có cơ chế và thể chế, công cụ rõ ràng, cụ thể và thống nhất để từng người đại diện thực hiện hiệu quả quyền chủ sở hữu nhà nước tại từng doanh nghiệp nói riêng và để thực hiện tổng thể quyền chủ sở hữu nhà nước trong tất cả các doanh nghiệp nói chung. Cũng tương tự như vậy đối với việc đánh giá hiệu quả thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước. Cho đến nay, đã gần 2 năm Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, nhưng Chính phủ với vai trò là “cổ đông” nhà nước cuối cùng, là đại diện sở hữu nhà nước đối với tất cả các khoản vốn đầu tư kinh doanh của Nhà nước trong nền kinh tế vẫn chưa một lần có ”báo cáo tổng hợp về thực trạng kinh doanh vốn sở hữu nhà nước, thực trạng bảo toàn và phát triển giá trị vốn đầu tư và tài sản sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp” theo quy định tại khoản 3 Điều 168 Luật Doanh nghiệp.

Với các khiếm khuyết nói trên, thì thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước sẽ vẫn là chủ đề trao đổi, vấn đề chính cần quan tâm và phải cải cách trong nâng cao hiệu lực quản trị công ty cổ phần nói chung và hiệu lực, hiệu quả thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)