Phân tích tình hình doanh thu theo loại hình thực hiện doanh thu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích đánh giá tình hình kinh doanh thực tiễn tại Công ty Xây dựng Quốc tế trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội pptx (Trang 55 - 59)

- Hình thức thị trường

c. Phân tích tình hình doanh thu theo loại hình thực hiện doanh thu

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2005

Năm 2006

Kế hoạch Thực hiện Doanh thu bán hàng 39.884 45.019 43.423

Trong đó:

- Doanh thu từ việc thực hiện các công trình 28.763 32.624 30.035 - Doanh thu bán hàng 3.472 4.150 5.590 - Doanh thu cung cấp dịch vụ 7.649 8.245 7.798

 Xác định tỉ trọng doanh thu theo từng loại hình sản phẩm tiêu thụ trong năm 2006

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch tỉ trọng % Kế hoạch Thực hiện trđ % trđ % trđ % KH 2005 Doanh thu bán hàng 39.88 4 100 45.01 9 100 43.42 3 100 - - Trong đó: - Doanh thu từ các công

trình 28.76 3 72,1 32.62 4 72,5 30.03 5 69,17 -3,3 -2,9 - Doanh thu bán hàng 3.472 8,7 4.150 9,2 5.590 12,87 +3,7 +4,2 - Doanh thu cung cấp dịch

vụ 7.649 19,2 8.245 18,3 7.798 17,96 -0,4 -1,2

Qua kết quả tính toán trong bảng cho thấy doanh thu từ việc thực hiện các công trình của Công ty chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu tiêu thụ trong năm 2006 chứng tỏ loại hình này có ưu thế tiêu thụ cao (chiếm tỉ trọng 69,17%), tuy nhiên so với kế hoạch và năm trước lại giảm.

 So sánh doanh thu tiêu thụ theo từng loại hình Chỉ tiêu Thực hiện

năm 2005

Năm 2006 Chênh lệch so với Kế hoạch Thực

hiện KH 2005

Doanh thu bán hàng 39.884 45.019 43.423 - 1.596 +3.539

Trong đó:

- Doanh thu từ các công trình 28.763 32.624 30.035 - 2.589 +1.272

- Doanh thu bán hàng 3.472 4.150 5.590 +1.440 + 2.118

- Doanh thu cung cấp dịch vụ 7.649 8.245 7.798 - 447

+149

Xét về số tuyệt đối thì tổng doanh thu trong năm 2006 tăng so với năm 2005 nhưng giảm so với kế hoạch. Nếu xét từng loại hình tiêu thụ thì so với kế hoạch chỉ có doanh thu bán hàng là tăng lên, còn 2 loại hình còn lại đều giảm đi. So với năm 2005 thì cả ba loại hình tiêu thụ đều tăng, đáng chú ý là doanh thu bán hàng có mức tăng lớn nhất. Điều này chứng tỏ rằng Công ty luôn chú ý tới loại hình có ưu thế cao trong tiêu thụ.

Phần VII

Môi trường kinh doanh

7.1. Môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế - Môi trường kinh tế

Nhân tố kinh tế có tác động rất lớn đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể mà nhân tố kinh tế có ảnh hưởng tốt hay xấu tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Trong trường hợp kinh tế và thu nhập đều tăng trưởng với tốc độ cao, trên góc độ của kinh tế học vĩ mô, khi tốc độ tăng trưởng GDP cao, đầu tư trong đó có xây dựng tăng. Khách hàng của doanh nghiệp tăng lên do đó góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.

Tỉ lệ lạm phát và lãi suất. Tỉ lệ lạm phát và lãi suất có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Khi tỷ lệ lạm phát cao giá của vật tư thiết bị đầu vào tăng theo, làm giảm một cách tương đối thu nhập của doanh nghiệp xây dựng. Công ty Xây dựng Quốc tế cũng như các doanh nghiệp xây dựng khác luôn phải vay vốn từ các tổ chức tín dụng vì sản xuất thi công đòi hỏi tiêu tốn một lượng tiền vốn khá lớn,

chủ đầu tư công trình không và không thể ứng toàn bộ kinh phí xây dựng cho doanh nghiệp xây dựng mà luôn đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải ứng vốn để xây dựng từng phần những lượng vốn không nhỏ. Nói cách khác khi tỉ lệ lạm phát và lãi suất tăng làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, do đó giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Sản xuất xây dựng được tiến hành trong điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam còn nhiều mặt yếu kém so với các nước trên thế giới. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, ngành xây dựng nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có nhiều nguy cơ và thách thức. Hiện nay đường lối chung phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận dụng cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang quyết định phương hướng và tốc độ phát triển của ngành xây dựng Việt nam.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, luồng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt nam, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp giảm sút nghiêm trọng, làm cho tốc độ phát triển kinh tế của nước ta bị chững lại, suy giảm. Đầu tư trong đó có xây dựng giảm sút, thị trường xây dựng thu hẹp, do đó giảm doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, từ năm 2000, nhu cầu của thị trường xây dựng đã có dấu hiệu tăng lên do có sự điều tiết của Nhà nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ đó các năm tiếp theo doanh thu của Công ty tăng đều theo chiều hướng khả quan. - Môi trường công nghệ

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, những ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang gây ra một sự thay đổi to lớn. Lĩnh vực xây dựng cũng không nằm ngoài những tác động trên, với những máy móc thiết bị công nghệ hiện đại được ứng dụng vào trong sản xuất ở các doanh nghiệp đã tạo ra một khối lượng sản phẩm ngày một nhiều, chất lượng ngày một cao, giá thành giảm, tức là làm tăng năng suất lao động xã hội.

Do yêu cầu của chủ đầu tư về thời gian xây dựng, chất lượng xây dựng, uy tín về công nghệ xây dựng của doanh nghiệp tham gia tranh thầu, buộc doanh nghiệp xây dựng phải nâng cao trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này đòi hỏi Công ty Xây dựng

Quốc tế phải chấp nhận thách thức đầu tư vào công nghệ, ứng dụng các công nghệ mới hiện đại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích đánh giá tình hình kinh doanh thực tiễn tại Công ty Xây dựng Quốc tế trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội pptx (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)