Tình hình GD-ĐT.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 47 - 50)

- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan nội chính, các tổ chức

2.1.3 Tình hình GD-ĐT.

Trước cách mạng tháng Tám, nền giáo dục Thái Bình hầu như chưa phát triển. Từ khi hoà bình lập lại, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh Thái Bình là tỉnh đầu tiên xoá mù chữ được Chủ Tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen.

Từ năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngành giáo dục đào tạo Thái Bình hoà nhịp với sự phát triển chung của cả nước. Qui mô, mạng lưới các ngành học, cấp học phát triển rộng khắp .

Giáo dục THPT từ chỗ chỉ có một trường đã phát triển hiện có 39 trường tạo điều kiện tốt để đáp ứng nguyện vọng, truyền thống hiếu học của các thế hệ trẻ và là điều kiện để phát triển chất lượng nguồn nhân lực thực hiện sự nghiệp phát triển CNH - HĐH ở Thái Bình.

Thái Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước phổ cập Tiểu học và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; là tỉnh thứ 9 trong cả nước phổ cập THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hàng năm đạt 75%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp đạt xấp xỉ 35%. Đội ngũ giáo viên ở các ngành học cấp học đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư theo hướng khang trang hiện đại bằng nhiều nguồn vốn Nhà nước, nguồn nhân dân đóng góp, nguồn viện trợ. Chất lượng giáo dục được tăng cường, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt trên 90%.

Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên các cấp được quan tâm; có 100% cán bộ, giáo viên các cấp tham gia học tập bồi dưỡng kiến thức theo qui định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thời kỳ đổi mới. Các lực lượng xã hội tham gia vào việc quản lý giáo dục ngày càng tích cực, huy động nguồn lực xây dựng CSVC, đóng góp kinh phí bổ trợ cho giáo dục ngày càng nhiều và dưới nhiều hình thức khác nhau, tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góp cho tổng kinh phí giáo dục ngày càng tăng.

Kết quả của những thành tựu trên là do nhân dân Thái Bình có truyền thống hiếu học, vượt mọi khó khăn để chăm lo cho việc học tập của con em, nhận thức về công tác giáo dục của nhân dân đã được nâng lên, phần lớn nhà giáo tận tụy với nghề. Thái Bình luôn quan tâm và có chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời cho phát triển giáo dục. Ngành giáo dục đào tạo đã từng bước điều chỉnh mục tiêu đổi mới quản lý, chỉ đạo phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH từng thời kỳ. Đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng, nhiều chương trình dự án được ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục. Việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo đã tạo cơ hội cho mọi người được học tập, nâng cao trình độ. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang có nhiều hoạt động trợ giúp phát triển giáo dục.

* Những tồn tại:

Trong những năm qua giáo dục THPT Thái Bình đã có những thành tựu bước đầu quan trọng, nhưng so với yêu cầu vẫn còn nhiều bất cập.

Chất lượng giáo dục THPT nhìn chung chưa đồng đều giữa các trường, chưa đáp ứng được các ngành nghề trong xã hội. Học sinh tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng nghề nghiệp. Giáo dục trí lực chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trách nhiệm xã hội, ý thức tự tôn dân tộc.

Đội ngũ giáo viên ở một số cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới sách giáo dục.

Công tác quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục trên một số mặt và một số địa phương còn kém hiệu quả. Một số cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được đào tạo cơ bản và đồng bộ về kiến thức quản lý công tác giáo dục đào tạo, một bộ phận không nhỏ còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý lãnh đạo.

Cơ sở vật chất của các trường học được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước đã xuống cấp nghiêm trọng. Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh ở một số nơi chưa kịp thời. Một số hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong giáo dục do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường chưa được các cấp chính quyền, các cấp quản lý giáo dục và toàn xã hội quan tâm giải quyết triệt để.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trước hết là do chưa có cơ chế phối hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục, sự kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội chưa được quan tâm đúng mức…

Mặc dù, tỉnh Thái Bình còn nghèo, thu nhập tính trên đầu người thấp, thiết bị cho giáo dục còn thiếu thốn, trong lúc nhu cầu xã hội đối với giáo dục

tăng nhanh. Trong bối cảnh đó, dù còn những yếu kém và bất cập nêu trên, nhưng những thành tựu của giáo dục Thái Bình và của Thành phố Thái Bình đạt được là rất đáng trân trọng.

Tóm lại: Qua hơn 10 năm đổi mới, giáo dục thành phố Thái Bình giữ vững thế ổn định và có bước phát triển vững chắc. Thời gian vừa qua trong hoàn cảnh có biến động xã hội phức tạp song lĩnh vực giáo dục đào tạo vẫn đạt được nhiều thành tựu, được Sở giáo dục đào tạo đánh giá là lá cờ đầu của tỉnh về GD-ĐT.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w