Các yếu tố ảnh hưởng của nhà trường gia đình và xã hội đến kết quả giáo dục học sinh

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 51 - 55)

- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan nội chính, các tổ chức

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng của nhà trường gia đình và xã hội đến kết quả giáo dục học sinh

THPT giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong thời gian qua.

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng của nhà trường gia đình và xã hội đến kết quả giáo dục học sinh giáo dục học sinh

Bảng 2.2: Đánh giá ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục đến việc giáo dục học sinh (tính theo tỷ lệ % số người được điều tra)

STT Các lực lượng giáo dục Không có ảnh hưởng Có ảnh hưởng ảnh hưởng lớn nhất ảnh hưởng thường xuyên 1 Hội PHHS 0 29.24 22.64 23.58 2 Các T/c đảng cơ sở 12.26 32.07 9.43 11.32 3 Chính quyền các cấp 12.26 39.62 7.54 21.69 4 Đoàn TN huyện, xã 3.77 33.96 15.09 20.75

5 Cơ quan văn hoá DL&TT 0.94 36.79 12.26 26.41

6 Tập thể lớp HS 0 23.58 31.13 33.96 7 VG chủ nhiệm 0.94 13.20 52.83 35.84 8 GV bộ môn 0.94 29.24 27.35 34.90 9 Gia đình 0.94 11.32 52.83 29.24 10 Bạn bè thân 0 29.24 29.24 40.56 11 Đoàn trường 5.66 41.50 9.43 27.35 12 Cộng đồng nơi ở 3.77 33.96 14.15 25.47 13 Hội phụ nữ 29.24 37.73 3.77 13.20 14 Công an 9.43 35.84 3.77 13.20

15 Cơ sở sx quốc doanh 44.33 34.90 0 4.71

16 Mặt trận tổ quốc 45.28 36.79 0 4.65

17 Hội nông dân 51.88 31.13 0 3.76

19 Hội cựu chiến binh 43.39 31.13 0.94 5.66

20 Hội khuyến học 17.92 38.67 6.60 8.49

21 Hội cựu giáo chức 32.07 36.79 2.83 6.60

Qua bảng 2.2 có thể rút ra nhận xét:

Nhận xét 1: Xét ở góc độ ảnh hưởng tích cực của các lực lượng xã hội

tới học sinh ta có thứ tự như sau:

- Ảnh hưởng của GVCN : 66.03% xếp thứ nhất.

- Ảnh hưởng của gia đình : 64.15% xếp thứ hai.

- Ảnh hưởng của bạn bè : 58.48% xếp thứ ba.

- Ảnh hưởng của giáo viên bộ môn : 56.59% xếp thứ tư.

- Ảnh hưởng của của tập thể lớp học sinh : 54.71% xếp thứ năm. Giáo viên chủ nhiệm và gia đình được xác nhận là có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả GD học sinh. Sau đó đến bạn bè thân rồi giáo viên bộ môn và tập thể lớp.

Nhận xét 2: Xét ở mức độ ảnh hưởng thường xuyên đến kết quả học tập

lại là bạn bè thân (40.56%). Sau đó mới đến giáo viên chủ nhiệm (35.84%), giáo viên bộ môn (34,90%), tập thể lớp (33,96%) gia đình (29.24%)

Nhận xét 3: Những tổ chức có ảnh hưởng ít đến học sinh: Các đơn vị

kinh tế tư nhân, hội nông dân, hội cựu chiến binh... đó là những tổ chức hiện nay ít quan tâm đến giáo dục hoặc có quan tâm nhưng thiếu cơ chế để khẳng định vị trí, vai trò của họ. Những tổ chức này chưa xác định chức năng tham gia đánh giá hiệu quả rèn luyện của học sinh ở cộng đồng, chưa được coi là lực lượng quyết định đánh giá quá trình giáo dục rèn luyện của học sinh mà chỉ coi là ý kiến tham khảo cho giáo viên chủ nhiệm khi xem xét đánh giá đạo đức cho học sinh.

Điều đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến học sinh là bạn bè thân, đây chính là lực lượng có ảnh hưởng thường xuyên nhất đối với trẻ. Do vậy trong các biện pháp GD học sinh cần chú ý tới việc xây dựng tập thể học sinh thành lực lượng tác động có hiệu quả. Mặt khác cần trang bị cho các bậc phụ huynh,

thầy cô giáo... phương pháp tiếp cận trẻ em để có ảnh hưởng giáo dục tốt hơn đến học sinh để “Lành mạnh hoá ” các quan hệ bạn bè của học sinh.

Nguyên nhân ảnh hưởng tới hành vi không lành mạnh ở học sinh:

Một trong những băn khoăn của xã hội là những biểu hiện không lành mạnh trong lối sống, hành vi đạo đức ở học sinh nói riêng, thế hệ trẻ nói chung và xu hướng gia tăng của những hiện tượng không lành mạnh. Vì vậy chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những nguyên nhân của những hiện tượng không lành mạnh theo cách đánh giá của các đối tượng khảo sát, hay nói cách khác đây là những biểu hiện tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội tới kết quả học tập của học sinh.

Căn cứ vào điều tra 175 giáo viên và cán bộ quản lý xã hội ở thành phố Thái Bình, kết quả được xếp theo thứ tự từ đa số trở xuống tính theo tỷ lệ % so với tổng số điều tra như sau:

Kết quả điều tra ở bảng 2.3 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân. Nhìn khái quát có thể chia làm 3 loại nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Loại 1: Nguyên nhân chủ quan: Đó là những biến đổi tâm sinh lý trẻ em (nguyên nhân 12).

- Loại 2: Bao gồm điều kiện của hoàn cảnh: (các nguyên nhân 1, 3, 4, 7, 8 và 13).

- Loại 3: Nguyên nhân thuộc về quản lí xã hội và QLGD ở các góc độ

khác nhau (nguyên nhân 2, 5, 6, 9, 10, 11, 14 và 15). Đây là nguyên nhân rất

quan trọng tác động tới hai nguyên nhân trên. Nếu quản lý phối hợp, thiết lập được các mối quan hệ từ gia đình, cộng đồng, nhà trường, xã hội hợp lý có thể phát huy mặt tích cực của các yếu tố khách quan, chủ quan hạn chế được những tác động tiêu cực hoặc chuyển thành mặt tích cực, thành tác động tích cực.

Bảng 2.3: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi không lành mạnh ở học sinh THPT (Theo tỷ lệ phần trăm so với đối tượng điều tra 175 người)

ý kiến

1 Xã hội còn nhiều tiêu cực 23.26

2 Quản lý chưa đồng bộ 18.85

3 Người lớn chưa gương mẫu 37.29

4 Gia đình không hòa thuận 20.54

5 Gia đình và xã hội buông lỏng phối hợp GD 27.04

6 Chưa có giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội hợp lý

29.79

7 Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường 36.05

8 Đời sống khó khăn 14.38

9 Nội dung giáo dục chưa thiết thực 14.96

10 Một bộ phận thầy cô giáo chưa gương mẫu 17.56

11 Quản lý giáo dục nhà trường chưa chặt chẽ 20.31

12 Những biến đổi về tâm sinh lý của thế hệ trẻ 21.89

13 Sự bùng nổ thông tin, phương tiện truyền thông 19.75

14 Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến GD 24.95

15 Điều hành pháp luật chưa nghiêm 26.36

Trong loại nguyên nhân vì quản lý, chúng ta thấy: Chưa có giải pháp phối hợp toàn xã hội là nguyên nhân phổ biến quan trọng nhất (29.79%) rồi mới đến nguyên nhân bộ phận, cục bộ như: Gia đình và xã hội buông lỏng giáo dục, điều hành pháp luật chưa nghiêm, nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm tới giáo dục, quản lý giáo dục nhà trường chưa chặt chẽ: Điều đáng mừng, xét về nguyên nhân do hoàn cảnh, là nếu trước đây khi điều tra cho rằng do đời sống khó khăn là nguyên nhân trực tiếp quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thì hiện nay chỉ có một số người (14.38%) coi đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến kết quả GD thấp.

Trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả giáo dục HS THPT: - Giáo dục gia đình chưa đúng mức, trong giai đoạn hiện nay nhiều gia đình đứng vững và thành đạt nhưng cũng không ít gia đình gặp khó khăn, bế tắc thậm chí đổ vỡ trong việc giáo dục con cái...Vì thế mới hiểu được hiện tượng: cùng sống trong một phường, một tổ dân phố, cùng học một trường, một lớp mà học sinh này thì hư hỏng, học sinh kia thì chăm

ngoan, hiện tượng đó có nguyên nhân quan trọng từ giáo dục gia đình. Vì mọi tính cách của con cái phải được bắt nguồn từ cái nôi, từ trong vòng tay cha mẹ, dưới mái ấm gia đình. Những học sinh ngoan có lẽ do nề nếp vững chắc của gia đình, sự dạy giỗ của gia đình với con cái tốt.

- Giáo dục nhà trường chưa đúng lúc, chưa kịp thời chưa có phương pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt trong công tác quản lý học sinh, nhà trường chỉ quản lý học sinh trong thời gian ở trường còn ngoài giờ học không quản lý nổi, nên dễ hiểu vì sao số học sinh yếu kém lại có nhiều biểu hiện vi phạm đạo đức ngoài giờ ở trường, ở lớp.

- Bị ảnh hưởng của tiêu cực của xã hội, môi trường xã hội gần gũi nhất luôn để lại ấn tượng, hình ảnh sâu đậm nhất với các em nếu môi trường đó có những tệ nạn xã hội thì các em bị tiêm nhiễm, bị ảnh hưởng.

- Một nguyên nhân bao trùm lên tất cả là mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thiếu sự phối hợp đồng bộ, thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thiếu sự giám sát và phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Sự kết hợp giữa nhà trường và chính quyền địa phương nơi trường đóng chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy nhiều thầy cô ít trao đổi với phụ huynh học sinh về khuyết điểm của học trò và ngược lại phụ huynh học sinh phó mặc con cái cho thầy cô. Từ đó dần dần thiếu thông tin hai chiều để kịp thời giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w