Việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn xã hộ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 43 - 46)

- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan nội chính, các tổ chức

1.4.2. Việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn xã hộ

mạnh tổng hợp phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Mục tiêu của quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận và gắn trách nhiệm của cộng đồng xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục, tăng cường các lực lượng tham gia làm giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo cho giáo dục.

Quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh là tác động vào các đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính thống nhất, tập trung...để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh.

Để tạo ra sự phối hợp công tác quản lý cần:

- Tổ chức mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh là sự thể hiện tác động qua lại một cách biện chứng. Một mặt nhà trường cần giúp đỡ hỗ trợ cụ thể cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục, giúp họ nắm được nội dung và phương pháp giáo dục trong gia đình làm cho họ nắm được tri thức về chính sách giáo dục đồng thời cho họ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái. Mặt khác với tư cách là một chủ thể giáo dục, gia đình tiêu biểu là các bậc phụ huynh học sinh có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục, hiểu rõ nhiệm vụ của mình tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường hoặc tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường quy định.

- Thông qua việc quản lý việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường và các LLXH mà tạo nên một môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp trong toàn xã hội, đồng thời tạo ra quá trình giáo dục thống nhất và liên tục trong không gian và theo thời gian, có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, vừa tạo những điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục của nhà trường và của gia đình.

- Quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các LLXH sao cho gia đình phát huy được tác dụng định hướng, tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội vì xã hội là môi trường GD rất tốt cho trẻ. Bên cạnh đó gia đình còn giúp trẻ có nhận thức đúng và không bị các tệ nạn xã hội lôi cuốn. Mặt khác LLXH vô cùng đông đảo tạo ra một môi trường rộng lớn có ảnh hưởng tự phát hoặc tự giác rất mạnh mẽ đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ.

- Huy động, khai thác nguồn lực vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục không đơn giản chỉ là sự đóng góp tài chính của các gia đình, địa phương cần phải có một quy hoạch khai thác, tính toán giữa khả năng nguồn lực và mức độ cần đầu tư cho giáo dục THPT trong một tổng thể chung của sự phát triển KT-XH và phát triển giáo dục ở phạm vi từng trường, đồng thời phải có một cơ chế chính sách cụ thể về huy động và sử dụng nguồn lực.

Trong thực tiễn, những năm gần đây việc đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục chưa tương xứng với sự phát triển của nó, đồng thời đang tồn tại những bất hợp lý trong việc đầu tư nói trên trong việc phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục.

Cần tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp các ban ngành có liên quan điều chỉnh mức chi ngân sách cho GDTHPT đảm bảo sự bình đẳng như các bậc học khác, đồng thời tăng tỷ lệ chi đầu tư cho CSVC. Thực tiễn cho thấy bất kỳ một ngành học nào muốn phát triển đều đảm bảo tính cân bằng về đầu tư phù hợp với các mặt hoạt động, đặc biệt có sự chú trọng tới việc đầu tư cơ

sở vật chất để tu sửa và nâng cấp các phòng học, các công trình phụ trợ và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Việc tăng cường huy động nhiều hơn nữa sự đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách là vô cùng cần thiết. Song, nguồn lực ngoài ngân sách phải được thể chế hoá và công khai hoá bằng các quyết định thu, chi hợp lý; các văn bản vận động, khuyến khích, đóng góp sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc cộng đồng trách nhiệm, phù hợp với điều kiện của địa phương. Song song với việc huy động nguồn lực một cách đa dạng là việc sử dụng nguồn lực đúng mục đích và có hiệu quả. Điều này đòi hỏi trong công tác quản lý phải thường xuyên giám sát chặt chẽ các nguồn lực, hết sức linh hoạt và sáng tạo vận dụng các chính sách ưu đãi, thực tế ưu tiên. Đó chính là đảm bảo nguyên tắc lợi ích tức là chỉ khi nào nền giáo dục mang lại lợi ích thiết thực, thiết thân thì mới lôi cuốn được các lực lượng xã hội và cá nhân tham gia giáo dục thế hệ trẻ cùng với giáo dục nhà trường THPT.

Kết luận chương 1

Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay đòi hỏi phải coi trọng nhân tố con người, coi trọng cả tài năng, sức khoẻ và phẩm chất đạo đức. Chăm lo giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước là nhiệm vụ của toàn xã hội và việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự thành công của công tác giáo dục.

Công tác giáo dục cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các LLGD phải nắm vững những định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đặc biệt là nắm vững đặc điểm nhân cách lứa tuổi học sinh THPT, lứa tuổi đang có những bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển nhân cách và cũng gây không ít khó khăn trong công tác giáo dục.

Để đạt được kết quả cao trong công tác giáo dục cho học sinh THPT đòi hỏi phải có sự quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục phù hợp tạo ra sự chủ động phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục với nhau trong quá trình giáo dục, huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục. Trong việc quản lý phối hợp đó nhà trường đóng vai trò là vị trí trung tâm là cơ quan chuyên trách về giáo dục phải thực sự là hạt nhân của sự phối hợp là điều kiện bảo đảm cho các chủ thể giáo dục thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung, và phương pháp giáo dục, song đa dạng về biện pháp tác động, hình thức tổ chức và phương tiện giáo dục để phát huy những mặt mạnh, đồng thời hạn chế các mặt yếu của các chủ thể giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình giáo dục học sinh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w