Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT thành phố Thái Bình.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 91 - 94)

- Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội nơi mà các em học sinh đang sống và hoạt động có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng

3.2.3. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT thành phố Thái Bình.

nhằm giáo dục cho học sinh THPT thành phố Thái Bình.

A. Định hướng chung.

Để thực hiện được nội dung, nhiệm vụ của các giải pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nêu trên cần xây dựng một cơ chế tổ chức phối hợp. Cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh thực chất là những cách thức tổ chức việc

phối hợp, ai chỉ đạo, ai thực hiện để thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia, nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung đã đặt ra. Nó bao gồm những mối quan hệ đa dạng nhiều chiều. Ở đây tác giả chỉ xin đề cập đến những biện pháp chủ yếu trong việc phối hợp giữa gia đình với nhà trường, giữa gia đình với xã hội.

Gia đình có một vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh. Vì vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một đòi hỏi tất yếu và là trách nhiệm của cả hai phía gia đình và nhà trường. Song thực tế của quá trình phối hợp chỉ ra rằng: Trong quá trình thực hiện cần phải có sự tham gia và quản lý chặt chẽ của các lực lượng giáo dục. Các hoạt động phải được nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và bố trí thời gian thích hợp để không làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động khác, chủ trì sự phối hợp này là giáo viên chủ nhiệm lớp.

B. Tổ chức thực hiện.

* Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thực hiện bởi một số biện pháp chủ yếu sau đây:

- Thăm gia đình học sinh: đây là biện pháp được sử dụng rộng rãi và có

hiệu quả tới từng học sinh nhưng nó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, có trách nhiệm với học sinh, đi sâu sát học sinh. Trong khi thăm hỏi gia đình, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu được cụ thể hoàn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục. Khi trò chuyện với phụ huynh học sinh giáo viên hiểu được tính cách, hứng thú và khuynh hướng của các em đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng đem lại cho gia đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong việc tổ chức công việc ở nhà, những hình thức và phương pháp giáo dục cho các em... qua đó tạo ra và củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Nhờ vậy hiệu quả giáo dục học sinh sẽ được nâng cao.

Qua những buổi thăm hỏi, giáo viên chủ nhiệm hiểu được cụ thể hoàn cảnh sống, tình hình học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình để kịp thời có những biện pháp hợp lý trong quá trình giáo dục

- Mời phụ huynh học sinh đến trường: Thường được hiệu trưởng hay giáo viên chủ nhiệm sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức ở mức độ trầm trọng. Nhà trường có thể mời phụ huynh học sinh tới để thông báo tình hình cùng phụ huynh học sinh tìm tòi những biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả. Việc mời phụ huynh học sinh tới trường về những thiếu sót của học sinh chỉ tiến hành trong những trường hợp thật cần thiết và nghiêm trọng. Cần quan niệm rằng việc mời phụ huynh học sinh tới trường còn để giúp họ hiểu rõ công việc giảng daỵ và giáo dục của nhà trường và rèn luyện con cái họ. Nhà trường phải biết huy động sự giúp đỡ của họ dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với họ... Những cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cho phép xây dựng mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường ngày một thân thiết hơn đồng thời ngăn ngừa được những thiếu sót trong học tập và đạo đức của học sinh. Tuy nhiện không nên lợi dụng việc mời phụ huynh học sinh đến trường vì những mục đích riêng tư, đồng thời phải có thái độ đúng mực trong việc tiếp súc đó.

- Họp phụ huynh học sinh của lớp: Cuộc họp toàn thể phụ huynh học sinh của lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh và được sử dụng một cách phổ biến. Đó là những cuộc họp được tổ chức theo lịch định kỳ tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Cuộc họp phụ huynh học sinh được tổ chức nhiều lần trong một năm học tuỳ theo vị trí, tính chất của cuộc họp mà nôị dung của chúng hướng vào những công việc chủ yếu khác nhau. Thường vào mỗi năm học nhà trường tổ chức được 3 lần họp phụ huynh học sinh đó là vào các thời kỳ: Đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.

Thực tiễn giáo dục đã chứng tỏ rằng qua các cuộc họp phụ huynh học sinh nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có điều kiện thuận lợi hiểu về hoàn cảnh từng gia đình học sinh (nhất là những học sinh cá biệt). từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục tốt, động viên được phụ huynh học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giúp họ làm quen với khoa học giáo dục gia đình, nắm được ngày càng đầy đủ, sâu sắc và vận dụng khoa học này ngày càng có hiệu quả. Vì vậy trong công tác giáo dục học sinh cần tăng cường mở rộng việc sử dụng phương pháp này. Để các cuộc họp toàn thể phụ huynh học sinh có hiệu quả cao giáo viện chủ nhiệm cần phải biết cách điều khiển cuộc họp. Để điều khiển cuộc họp được tốt giáo viên chủ nhiệm cần phải: Chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, xác định mục tiêu của các cuộc họp một cách cụ thể, xây dựng nội dung một cách thiết thực và phong phú, tránh tình trạng biến cuộc họp phụ huynh học sinh đơn thuần chỉ là: “Một hình thức thông báo điểm và các khoản đóng góp”.

Khi tiến hành các cuộc họp giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo, tế nhị, kích thích được tính tích cực của các bậc phụ huynh học sinh trong việc đề ra các biện pháp phối hợp với nhà trường, không được xúc phạm đến nhân cách học sinh, đến danh dự của các bậc phụ huynh học sinh. Sau mỗi lần tổ chức cuộc họp cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung và hình thức của lần họp đó để kỳ họp lần sau đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w