Uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 43)

Trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng, uy tín của một ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một ngân hàng khi đánh mất uy tín của mình thì không thể tồn tại được trên thương trường, bởi không một ngân hàng nào muốn giao dịch với một ngân hàng đã bị mất uy tín cũng như không một khách hàng nào chịu gửi tiền của mình vào nơi không đáng tin cậy. Đối với hoạt động thanh toán quốc tế thì uy tín của ngân hàng càng quan trọng hơn. Bởi thanh toán quốc tế có nghĩa là ngân hàng phải giao dịch với một ngân hàng ở ngoài biên giới, độ rủi ro cao do sự xa cách về địa lý cũng như sự hạn chế về thông tin, do đó, các ngân hàng cần phải thận trọng hơn trong giao dịch. Các ngân hàng ở nước ta, do uy tín trên thị trường quốc tế còn chưa cao nên khi mở L/C thường phải nhờ một ngân hàng khác (thường là ngân hàng lớn và có uy tín) đứng ra xác nhận cho L/C mà mình mở. Trong trường hợp này ngân hàng mở L/C hoặc nhà nhập khẩu sẽ mất thêm phí xác nhận. Ở nước ta thì các ngân hàng thương mại quốc doanh có lợi thế hơn các ngân hàng khác (cổ phần, liên doanh) bởi uy tín của các ngân hàng quốc doanh được phía nước ngoài biết đến nhiều hơn.

Như vậy, hoạt động thanh toán quốc tế đang ngày càng được chú trọng, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập AFTA và WTO. Đây là điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi để các ngân hàng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, muốn tham gia thanh toán quốc tế thì các ngân hàng cũng cần phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, đủ điều kiện để thực hiện giao dịch một cách bình đẳng trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w