Áp dụng đa dạng các biện pháp đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định (Trang 76 - 78)

- Nợ xấu đối với DNCBGXK

c, Doanh số cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp CBGXK

3.2.4 Áp dụng đa dạng các biện pháp đảm bảo tiền vay

Đảm bảo tiền vay là yếu tố cần thiết giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong cho vay. Tuy nhiên, nếu ngân hàng không linh họat trong các biện pháp đảm bảo tiền vay thì sẽ hạn chế khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng.

Theo quy định của NHNN Việt Nam về đảm bảo tiền vay số 178/1999 NĐ-CP ngày 29/12/1999 cho phép các NHTM được quyền chủ động cho vay theo hình thức có đảm bảo bằng tài sản hoặc không có đảm bảo bằng tài sản. Theo đó Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng thống nhất trong hệ thống các biệc pháp đảm bảo tiền vay như sau:

- Các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản:

+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay + Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

- Các biện pháp đảm bảo tiền vay không có đảm bảo bằng tài sản

+ Cho vay không không có đảm bảo bằng tài sản đối với những khách hàng không có đủ điều kiện

+ Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ + Cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

Để áp dụng linh họat các biện pháp đảm bảo trên, Chi nhánh cần mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo nợ vay hơn nữa. Cụ thể:

Đối tượng tài sản đảm bảo nợ vay hiện nay của các doanh nghiệp CBGXK chủ yếu là đất, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, trong khi đó đối với ngành gỗ nguyên liệu chiếm từ 60% đến gần 70% giá thành, vật tư - bao bì chiếm từ 14 - 16% giá thành… do đó nên mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo nợ vay bao gồm cả nguyên liệu, vật tư, bao bì, quyền đòi nợ.

Chi nhánh cần gấp rút hoàn thiện các quy trình đảm bảo nợ vay mới như: quy trình cầm cố vật tư, hàng hóa, cổ phiếu, phần vốn góp… để áp dụng cho các doanh nghiệp CBGXK.

Đối với những doanh nghiệp CBGXK đã có quan hệ lâu dài với Ngân hàng, luôn đảm bảo hoàn trả nợ đúng hạn, có tình hình tài chính lành mạnh,

được kiểm toán báo cáo tài chính, sản xuất kinh doanh tăng trưởng và phát triển tốt, có uy tín trên thị trường thì Ngân hàng có thể xem xét tăng hạn mức cho vay mà không cần yêu cầu thêm tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên, việc mở rộng các đối tượng tài sản đảm bảo như trên sẽ mang lại nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần xem xét kỹ nên áp dụng biện pháp đảm bảo nợ vay nào cho từng doanh nghiệp và tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn. Cụ thể:

Kiểm tra thường xuyên hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là đến kiểm tra trực tiếp tại nhà máy tình hình sản xuất kinh doanh. Thực hiện việc giám sát và thu thập các báo cáo tài chính mới nhất của doanh nghiệp cũng như thông tin về tình hình tài chính và các thông tin cần thiết liên quan khác của doanh nghiệp để có thể giám sát khỏan vay một cách chặt chẽ để xem tình hình người vay có tiến triển tốt không.

Nếu thấy xu thế bất lợi của doanh nghiệp, Chi nhánh phải yêu doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính thường kỳ hơn và phải kiểm tra chi tiết các báo cáo đó để giám sát chặt chẽ tình hình, ngay cả khi dấu hiệu bất lợi chưa rõ ràng thì vẫn phải nghiên cứu và phân tích.

Khi xác định rõ xu thế bất lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Chi nhánh phải xác định ngay tính nghiêm trọng của nó, phải xem xét nguyên nhân của bất ổn này là do tạm thời hay do tài chính yếu kém, hay do thị trường hay do yếu kém trong quản lý… để đưa ra các biện pháp xử lý ngay mà không cần phải xử lý đến các tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w