- Nợ xấu đối với DNCBGXK
c, Doanh số cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp CBGXK
3.1.1 Định hướng cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh NHĐT Bình Định trong thời gian tớ
nhánh NHĐT Bình Định trong thời gian tới
Với kết quả đạt được trong 5 năm gần đây của ngành gỗ Việt Nam nói chung và của Bình Định nói riêng đã chứng minh sự đột phá về tốc độ tăng trưởng, năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của ngành gỗ; theo dự báo của các chuyên gia kinh tế ngành gỗ Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới, trong đó Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương là những địa phương có ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu lớn của Việt Nam. Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của tỉnh Bình Định, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế đã được Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 17 đề ra, định hướng tài trợ đối với các Doanh nghiệp CBGXK của NHĐT như sau:
- Đánh giá kết quả đạt được việc thực hiện của Tổng giám đốc tại Hội thảo phát triển ngành gỗ và sản phẩm từ gỗ xuất khẩu; từ thực tiễn tài trợ xuất khẩu cho ngành gỗ trong các năm qua - đặc biệt là trong năm 2005, rà sóat, xây dựng các biện pháp về quản lý, tài sản đảm bảo nợ vay, các phương thức tài trợ... phù hợp với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp theo phương châm “Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An tòan”.
- Là đầu mối để liên kết các doanh nghiệp nhằm thực hiện được các đơn hàng lớn, giảm chi phí sản xuất, chi phí đầu tư, hạn chế rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng.
- Tư vấn, đề nghị doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tóan, quản lý theo tiêu chuẩn ISO/SA... nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính, nâng cao năng lực quản lý... và đối phó với việc bị kiện bán phá giá nhất là đối với thị trường Mỹ, Châu âu.
- Tập trung khai thác các nguồn vốn tín dụng quốc tế qua kênh BIDV như JBIC, NIB; các hiệp định khung giữa BIDV với các ngân hàng nước ngòai... để nâng cao khả năng khả năng cạnh tranh của BIDV và giảm bớt chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng các quy trình như cầm cố vật tư, hàng hóa, cổ phiếu để mở rộng đối tượng đảm bảo nợ vay.
- Nghiên cứu, áp dụng các nghiệp vụ mới như bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức nhờ thu D/A, D/P... để đa dạng hóa các hình thức tài trợ cho doanh nghiệp.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào quan hệ giao dịch giữa ngân hàng và doanh nghiệp như Home Banking, trả lương qua ATM...
- Bám sát nhu cầu, định hướng đầu tư, kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp để có các biện pháp, giải pháp đáp ứng kịp thời các nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp.
- Xác định giới hạn tài trợ xuất khẩu đối với ngành gỗ nói chung và hạn mức tài trợ, cơ cấu tài trợ (ngắn hạn/trung hạn) đối với từng doanh nghiệp nói riêng.