Đề nghị Chính phủ cấp đủ vốn điều lệ ban đầu cho NHCSXH là 5.000 tỷ đồng theo Quyết định thành lập và cấp bổ sung hàng năm theo quy mô hoạt động nhằm tạo điều kiện để NHCSXH có đủ nguồn vốn cho vay, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và những phương tiện cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu hoạt động của toàn hệ thống.
- Những hộ ở ngưỡng cửa nghèo và vừa mới thoát nghèo thường sẽ dễ tái nghèo nếu như gia đình họ gặp phải thiên tai, hoạn nạn, có người ốm đau. Để XĐGN bền vững, đề nghị Chính phủ có cơ chế thủ tục vay đối với đối tượng này thêm vài chu kỳ sản xuất
kinh doanh, tạo điều kiện cho họ có cơ hội tạo lập khả năng tài chính, đủ sức vươn lê thoát nghèo bền vững.
- Cần có một môi trường kinh tế kinh doanh thuận lợi: Nhà nước luôn có một chính sách tạo điều kiện cho Ngành Nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững. Chẳng hạn, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm thúc đẩy việc tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, chính sách bảo hộ xuất khẩu...Khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển cho người dân sinh sống ở những vùng này cả về trình độ dân trí, nhận thức xã hội, trình độ sản xuất, kinh doanh.
Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ sở pháp lý cho các Công ty tài chính ra đời phát triển dịch vụ tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm tín dụng.
Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách có hạn, Nhà nước có chính sách cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội khai thác và tập trung các nguồn vốn ổn định, không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp như: trích một phần nguồn tín dụng tài trợ thuộc nguồn vốn ODA, nguồn vốn tiền gửi kết dư ngân sách hàng năm; các quỹ Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tiền gửi tại NHCSXH nhất là tại các phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện.
Tiếp tục thực hiện chủ trương: các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mở rộng chủ trương này ở tất cả các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài việc dành một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các địa phương, những địa phương không phải trợ cấp ngân sách từ trung ương, các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh có lãi, có thu nhập lớn, cần có kế hoạch tăng nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn, NHCSXH nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay theo các chương trình chỉ định của chủ đầu tư tại địa phương.
Có kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt dộng của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, củng cố mối liên kết phối hợp và lồng ghép giữa các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động có hiệu lực thực sự.
Cơ chế tài chính đối với NHCSXH
Nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát huy cơ chế quản lý dân chủ trong công tác quản lý tài chính, đề nghị xem xét điều chỉnh cơ chế tài chính theo hướng gắn lợi ích của Ngân hàng với tách nhiệm thu lãi và giữ ổn định mức khoán cho cả thời kỳ 2006-2010, nhằm góp phần cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện vận chuyển:
Để tạo điều kiện cho NHCSXH có trụ sở làm việc ổn định, đặc biệt là chi nhánh các tỉnh, huyện mới chia tách ở vùng sâu, vùng xa, vùng dặc biệt khó khăn; đồng thời, giải ngân kịp thời vốn vay đến người vay một cách an toàn. nhanh chóng và hiệu quả, kính đề nghị Nhà nước cho đầu tư:
- Cấp vốn để xây dung trụ sở cho những tỉnh, huyện mới chia tách ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Những nơi khác tiếp tục thực hiện Chỉ thị 09/2004/CTTg của Thủ tướng Chính phủ và văn bản của Bộ Tài chính, ưu tiên chuyển các trụ sở, các phương tiện làm việc dôi ra do sắp xếp tổ chức lại có nguồn gốc ngân sách chuyển cho NHCSXH làm trụ sở, mua sắm phương tiện ô tô để giải ngân cho hộ nghèo ở xã, phường.
Nhà nước có chính sách cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho NHCSXH khai thác và tập trung các nguồn vốn ổn định, không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp để cho vay hộ nghèo.
Những hộ ở ngưỡng cữa nghèo và vừa mới thoát nghèo thường sẽ dễ tái nghèo nếu như gia đình họ gặp phải thiên tai hoạn nạn, có người ốm đau… do đó để xoá đói giảm nghèo bền vững, đề nghị Chính phủ cho cơ chế tiếp tục cho vay đối với hộ này thêm vài chu kỳ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho họ có cơ hội tạo lập khả năng tài chính, đủ sức vươn lên thoát nghèo bền vững.