Mục tiêu và giải pháp thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chớnh sách xã hội tỉnh Quảng Nam ppt (Trang 32 - 34)

* Mục tiêu chương trình:

- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền và giữa các khu vực trong tỉnh. Đảm bảo cho các hộ nghèo đều được hưởng các chính sách về giảm nghèo của Nhà nước.

- Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2010 còn dưới 18% (theo tiêu chí mới). Mức giảm bình quân mỗi năm từ 3-4% (tương ứng khoảng 10.000 hộ), trong đó khu vực thành

thị giảm 2-3%, khu vực nông thôn giảm 4-5% (nông thôn miền núi giảm 5-6%/năm). Không còn xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%.

- Các xã nghèo ngoài chương trình 135, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh và cho sản xuất. Mỗi năm giảm từ 6-7 xã nghèo ngoài chương trình 135 (theo tiêu chí mới giai đoạn 2006-2010).

* Giải pháp thực hiện chương trình

Để đạt được các mục tiêu nêu trên của chương trình, hoàn thành nhiệm vụ của chương trình trong giai đoạn 2006-2010, cần tập trung thực hiện đồng bộ những giải pháp chủ yếu sau đây:

- Giải pháp chung về giảm nghèo:

+ Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, tập trung hoàn thiện cơ chế khuyến khích đầu tư ưu tiên như cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; cơ chế hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò theo QĐ 66 của UBND tỉnh; cơ chế phát triển tổ hợp tác, Hợp tác xã các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giao đất công nghiệp cho cộng đồng và giao đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số…tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án như chương trình mục tiêu về việc làm, chương trình mục tiêu về giáo dục, chương trình 257, chương trình 134, chương trình 135…với chương trình mục tiêu giảm nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, đảm bảo đến 2010 đạt được các mục tiêu đề ra.

+ Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức, năng lực ở các cấp, các ngành và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương của Đảng, nhà nước về giảm nghèo. Từ đó đề cao tính trách nhiệm để từng bước xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước, làm cho công tác XĐGN thật sự trở thành phong trào của quần chúng nhân dân, có sự gắn kết trách nhiệm của gia đình, tộc họ thôn bản, khối phố.

+ Đẩy mạnh việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, góp phần XĐGN trên tinh thần tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch hành động về Dân số - Gia đình và Trẻ em tính đến năm 2010 đảm bảo đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra về giảm tỷ lệ dân số, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, góp phần XĐGN. Giao Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em tỉnh chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trên.

+ ưu tiên bố trí và phụ cấp cho mỗi xã 1 cán bộ làm công tác XĐGN để mỗi xã có 1 cán bộ theo dõi, đủ sức tham mưu UBND xã tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN và cán bộ các xã nghèo, vì đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo các mục tiêu của chương trình và đưa được các chính sách, dự án vào cuộc sống nhân dân. Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách và thiếu năng lực chuyên môn sẽ là một trở ngại lớn cho việc xác định đối tượng và tiếp cận của hộ nghèo tới các chính sách, dự án của chương trình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chớnh sách xã hội tỉnh Quảng Nam ppt (Trang 32 - 34)