Triển khai và thực hiện tốt các chính sách xã hội nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hộ nghèo, vùng nghèo phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chớnh sách xã hội tỉnh Quảng Nam ppt (Trang 57 - 59)

hộ nghèo, vùng nghèo phát triển

- Chính sách hỗ trợ về y tế:

Bằng nguồn vốn ngân sách và huy động từ các nguồn lực khác trong xã hội để mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho số người nghèo, thực hiện việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo dưới nhiều hình thức, đảm bảo người nghèo được chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, có chính sách cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi để xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh nông thôn.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục:

Tiếp tục thực hiện miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp trong học tập, hỗ trợ vở, viết, sách giáo khoa và xét trợ cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo học khá giỏi theo Quyết định 1121/QĐ-TTg và quyết định 70/1998/QDD-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vận động và khuyến kích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, sinh viên gia đình nghèo trong học tập cũng như trong tuyển chọn cán bộ…

Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ, cải thiện nhà ở đối với hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trợ giúp đối tượng yếu thế có khả năng lao động được học nghề, tìm việc làm để đảm bảo cuộc sống, trợ cấp thường xuyên cho những đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Triển khai tốt các chương trình, dự án về định canh, định cư, phân bổ và quy hoạch hợp lý các vùng dân cư gắn liền với phát triển giao thông, trường học, trạm xá để ổn định cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng miền núi phía Tây của tỉnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng này.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch hành động về dân số - gia đình và trẻ em, đảm bảo đạt các mục tiêu để ra về giảm tỷ lệ tăng dân số, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.

- Thực hiện chủ trương xói đói giảm nghèo trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng các loại hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng, kinh tế trang trại có hiệu quả, tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỷ thuật vào sản xuất, phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống ở nông thôn, góp phần thực hiện xói đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn và tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế.

- Quy hoạch và xây dựng cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo đến năm 2010 có 35% lao động qua đào tạo, trong đó 29% qua đào tạo nghề.

- Giải quyết vấn đề lao động dư thừa, tạo việc làm cho người lao động là một trong những nhu cầu bức bách của tỉnh hiện nay và đây cũng là giải pháp xói đói giảm nghèo.

Do vậy, ngoài việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động về tài chính, cơ sở vật chất, thuế ưu đãi, giảm các khoản người lao động phải đóng góp... Thành lập công ty chuyên doanh xuất khẩu lao động để cung ứng lao động xuất khẩu, tăng cường đào tạo công nhân có tay nghề đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chớnh sách xã hội tỉnh Quảng Nam ppt (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)