Quan điểm về tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chớnh sách xã hội tỉnh Quảng Nam ppt (Trang 54 - 56)

Một là, tín dụng đối với hộ nghèo cần phải có cơ chế để tồn tại lâu dài và phát triển bền vững bởi vì:

Trong điều kiện thực tiễn nền kinh tế của Việt Nam vẫn có đến 70% nông dân sống ở vùng nông thôn thu nhập thấp, không ổn định, tỷ lệ nghèo cao nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi và Tây Nguyên. Hơn nữa ở các vùng nông thôn Việt Nam hiện nay, thị trường tài chính chưa phát triển, chưa có nhiều định chế tài chính ngoài NHNo & PTNT, một số Ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên Ngân hàng thương mại cổ phần và Quỹ tín dụng nhân dân mới chỉ thực hiện ở một số nơi có điều kiện thuận lợi, còn đại đa số vẫn là sự hiện diện của NHNo & PTNT thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ theo hướng thị trường. Do đó, các đối tượng là người nghèo, vùng nghèo không thể có đủ các điều kiện nhận vốn vay từ NHTM. Việc phát triển kinh tế theo hướng thị trường, theo xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM phải kinh doanh thực sự nên tín dụng đối với người nghèo cần phải có cơ chế để tồn tại lâu dài và phát triển

bền vững, có như vậy chúng ta mới đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hai là, tín dụng đối với hộ nghèo nên xác định là tín dụng ngân hàng theo hướng thương mại, bởi vì:

Như đã đề cập, tín dụng đối với người nghèo cần tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, điều đó chỉ có thể thực hiện được khi nó tuân theo quy luật vốn có của nó và có cơ chế để hướng tới tự chủ về nguồn vốn và bảo toàn, phát triển được vốn.

Tín dụng chỉ định và bao cấp nặng nề tự nó sẽ không tồn tại và phát triển được mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn và tài trợ từ bên ngoài dẫn đến sẽ gặp khó khăn.

Bao cấp tín dụng nó đã làm méo mó các các cơ chế tín dụng như: cho vay chỉ định do vậy cần qua nhiều cầu cấp xét duyệt, quyết định cho vay chủ yếu dựa vào chính quyền các cấp, sự luân chuyển vốn và huy động vốn là không thường xuyên, huy động vốn đối với người nghèo lại chỉ có thể là tiết kiệm bắt buộc với lãi suất thấp đã không khuyến khích được lợi ích vật chất đối với người gửi tiền.

Mặt khác, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) các Ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ Ngân hàng bằng tiền đồng (VNĐ) và các quy định hạn chế (về địa bàn, lĩnh vực, đối tượng khách hàng…) trong các giao dịch với công ty và các nhân trong nước sẽ dần bị bãi bỏ. Chính sách tín dụng thuần tuý dựa trên các nguyên tắc thương mại và thị trường do đó tín dụng NHCSXH cùng phải chuyển dần theo hướng thương mại.

Ba là, tín dụng đối với hộ nghèo nên theo hướng thương mại nhưng không phải đồng nghĩa với cho vay nặng lãi

Cho vay đối với hộ nghèo nếu tính đủ các chi phí đầu vào và các rủi ro vốn có của nó thì lãi suất cho vay phải lớn hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1,5 lần đến 2 lần và như vậy lại gần bằng lãi suất cho vay nặng lãi và sẽ lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân, điều đó lại không khuyến khích được sản xuất phát triển. Vì vậy mà tín dụng đối với người nghèo theo hướng thương mại nhưng cũng cần có sự hỗ trợ cần thiết của Chính phủ và các tổ chức khác nhau về các mặt như nguồn vốn, chi phí bù đắp rủi ro, một phần cho chi phí đào tạo cho nhân viên ngân hàng, chi phí cho cải tiến kỹ thuật ngân hàng... Đặc biệt là đối với một Tổ chức tài chính tín dụng mới ra đời để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo thì những hỗ trợ ban đầu là rất cần thiết. Như vậy mới có điều

kiện hạ lãi suất cho vay đối với người nghèo không cao như lãi suất cho vay nặng lãi [18, tr.85].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chớnh sách xã hội tỉnh Quảng Nam ppt (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)