108.099 Lãi lỗ từ việc mua bán chứng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 56 - 60)

Lãi lỗ từ việc mua bán chứng

khoán

49.511 208.875 20.335 29.176

Qua bảng 2.14 và 2.15, ta thấy khi thị trường chứng khoán phát triển, Vietcombank tham gia đầu tư vào chứng khoán và lãi cao nhất là 208.875 triệu đồng, tuy nhiên thị trường chứng khoán vẫn còn tiếp tục phát triển đến giữa năm 2007, vậy mà việc lãi từ việc đầu tư chứng khoán của Vietcombank giảm rõ rệt so với năm 2006, điều này chứng tỏ rằng năng lực của Vietcombank trong lĩnh vực này còn yếu kém, đã có những chính sách đầu tư vào thị trường chứng khoán không hợp lý. Mặc dù việc lãi từ thị trường chứng khoán năm 2006 là rất đáng kể đến nhưng có thể việc lãi này là theo xu hướng thị trường, khi mà thị trường chứng khoán với hầu hết các chứng khoán đang được đáng giá rất cao. Và cũng có thể vì thế mà đến năm 2008, Vietcombank đã ít lấn sân vào lĩnh vực này hơn. Chủ yếu là đầu tư dài hạn, hưởng cổ tức. Vậy, năng lực của Vietcombank trên lĩnh vực này còn chưa được củng cố và vững mạnh. Cũng do đây là lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ trong những năm gần đây.

(4) Hiệu quả hoạt động dịch vụ khác.

Năm 2007 là năm khó khăn đối với hoạt động thanh toán hàng xuất của VCB và có sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu do các đơn vị có kim ngạch thanh toán hàng nhập khẩu được giữ lại TW khi SGD tách ra hoạt động độc lập với hội sở chính. Nhìn vào bảng 2.16, ta thấy tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu tại SGD đạt 2253 tr USD, giảm khoảng 35,64% so với năm 2006. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 2711 tr USD giảm 28,28% so với năm 2006. Điều này được thể hiện tại bảng 2.16.

Bảng 2.16 – Doanh số thanh toán XNK Vietcombank 2005-2008 Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Doanh số thanh toán xuất khẩu 509,47 280 458 478 Doanh số thanh toán nhập khẩu 2832,17 3500 2253 3510 Doanh số thanh toán XNK 3341,64 3780 2711 3988 Tốc độ tăng trưởng thanh toán

XNK(%)

0,314 13,12 -28,28 47,1

Bước sang năm 2008 tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu tại VCB là 3510 tr USD tăng 55,8% so với năm 2007. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2008 là 3988 tr USD tăng 47,1% so với năm 2007.

b) Kinh doanh ngoại tệ.

Năm 2008 là năm tương đối thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2008 đạt 1.986 triệu USD. Năm 2008, trạng thái ngoại tệ của ngân hàng luôn duy trì cân bằng. Trạng thái ngoại tệ đến 31/12/2008 của ngân hàng đối với các loại ngoại tệ khác quy USD là 188.062,84 USD.

Như vậy sơ lược một vài nét ta có thể thấy Vietcombank đang ngày càng lớn mạnh về quy mô lẫn chất lượng. Vietcombank đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả nhằm góp phần làm cho NHTMCPNT VN có thể vươn xa tại

khu vực Châu Á.

c) Các dịch vụ ngân hàng khác.

Đê nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập, Vietcombank coi phát triển công nghệ là mũi nhọn, vì thế ngân hàng đã tăng cường và phát triển nhiều công nghệ hiện đại: như công nghệ thẻ visa, giao dịch một cửa, thanh toán điện tử, trả lương qua tài khoản thẻ... Nhờ vậy mà hoạt động của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng.

2.2.2.3. Khả năng kiểm soát rủi ro.

Vietcombank thực hiện dự phòng cụ thể được trích lập trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm:

Bảng 2.17 – Tỷ lệ dự phòng cho từng nhóm nợ

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Theo đó, trong vòng 5 năm kể từ tháng 5 năm 2005, ngân hàng phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, giá trị của các khoản bảo lãnh, các cam kết cho vay không hủy ngang và các cam kết chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Bảng 2.18 – Phân tích chất lượng nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2008 Đơn vị: Triệu đồng

Phân loại Số cuối năm

Nợ đủ tiêu chuẩn 141.339.468 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ cần chú ý 3.182.308

Nợ dưới tiêu chuẩn 1.045.805

Nợ có khả năng mất vốn 3.491.285

Tổng 149.728.820

Bảng 2.19 – Phân tích dư nợ theo thời gian

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm

Nợ ngắn hạn 59.297.910 60.858.633 Nợ trung hạn 13.063.192 13.161.386 Nợ dài hạn 39.281.681 34.712.671

Tổng 111.642.785 108.732.690

Qua bảng 2.18 và bảng 2.19, trong năm 2008 ta thấy cơ cấu cho vay theo thời gian không thay đổi, hầu hết là giống nhau. Tuy nhiên, trong năm dư nợ tăng nhẹ, ta nhận thấy răng tình hình kiểm soát rủi ro của Vietcombank nói chung là tốt, tuy nhiên Vietcombank chưa linh hoạt trong việc tìm nguồn ra cho nguồn vốn của mình để làm sao kinh doanh có hiệu quả nhất. Tình hình kiểm soát rủi ro của ngân hàng tuân theo đúng theo quy định của NHNN, do vậy việc kiểm soát rủi ro của Vietcombank hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, Vietcombank không nên chú ý quá đến việc kiểm soát rủi ro quá chặt chẽ để rồi lợi nhuận kiếm được từ nguồn vốn cho vay của mình lại không đạt được chỉ tiêu kế hoạch hàng năm đề ra.

Vietcombank đã trích lập đủ quỹ dự phòng cụ thể nhưng chưa trích lập đủ dự phòng chung cho vay khách hàng so với yêu cầu của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, quyết định 493 cho phép ngân hàng trích lập đủ dự phòng chung trong thời gian 5 năm kể từ năm 2005.

2.2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.(Phụ lục 2.20 và Phụ lục 2.21)

Trong những năm qua, ngân hàng luôn cố gắng phấn đấu để đem lại kết quả kinh doanh với nhiều thành tích đáng kể, góp phần vào sự thành công của ngân hàng.

Ta thấy lợi nhuận trước thuế của Vietcombank từ năm 2005-2006 tăng mạnh, năm 2006 tăng 1.584.468 triệu đồng (≈122,58%). Và việc tăng lợi nhuận là do 1 phần từ hoạt động kinh doanh nhưng phần lớn là tăng do giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Năm 2007 -2008, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank lại giảm mạnh -731.855 triệu đồng (≈-25,44%), năm 2008 giảm 930.247 triệu đồng (≈-43,37%). Mà trong khi đó vào năm 2007 – 2008, là năm mà Vietcombank thực hiện việc huy đông vốn và mở rộng quy mô của mình vậy mà lợi nhuận trong 2 năm này không những tăng mà lại giảm. Đây thể hiện một dấu hiệu không tốt của Vietcombank trong 2 năm gần đây. Việc giảm lợi nhuận năm 2007-2008 là chủ yếu là do:Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh, thêm vào đó các chi phí khác và chi phí dịch vụ cũng tăng mạnh. Trong khi Thu nhập để trang trải cho các chi phí đó qua các năm lại tăng rất nhẹ, làm cho lợi nhuận của VCB giảm đáng kể trong năm 2007- 2008. Cũng phải thừa nhận, năm 2007 – 2008 là 2 năm Việt Nam cũng đang trong tình trạng khủng hoảng theo thế giới, nên VCB phần nào cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này. Mặc dù, khủng hoảng là 1 thách thức đối với ngân hàng nhưng nếu đối với 1 ngân hàng có năng lực tài chính tốt, quản lý, điều hành tốt thì công việc kinh doanh có lãi đối với ngân hàng lại là 1 cơ hội để ngân hàng khẳng định mình trong điều kiện này. Do vậy, đây hoàn toàn là dấu hiệu không tốt với Vietcombank. Mặc dù là ngân hàng có uy tín lớn tại Việt Nam, nhưng trong những năm gần đây, khi hội nhập đang là tiến trình mà đất nước ta tiến hành. Do vậy, khi mở cửa hội nhập đã lộ rõ được thực lực của các ngân hàng trong nước có những điểm yếu như thế nào, và đây đang là một thách thức lớn đối với ngân hàng trong nước kể cả với Vietcombank – một ngân hàng tự nhận mình là ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 56 - 60)