Bài học cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 33 - 36)

Chứng kiến các cuộc khủng hoảng tài chính trên thê giới qua các thời kỳ, ta có thể thấy rõ tuy cuộc khủng hoảng mang tính quy luật, nhưng hầu hết nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là đều do 1 nguyên nhân rõ ràng các ngân

hàng đã không có đủ năng lực tài chính khi đứng trước sự vân động và phát triển một cách khách quan của nền kinh tế, do đó khi một tổ chức tài chính nào đó sụp đổ sẽ kéo theo hiệu ứng dây chuyền. Không những thế, các tổ chức này còn là một trong những nhân tố tiềm ẩn góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính thê giới khi mà không thực hiện đúng quy trình, chức năng và nghiệp vụ thật tốt, góp phần nâng cao năng lực tài chính của mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của các doanh nghiệp tạo sự tăng trưởng, phát triển bên vững cho đất nước. Và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam chính là phải tìm ra cho mình giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của mình để không những có tiềm lực tài chính vững mạnh để đứng vững trước những biến động bên trong cũng như bên ngoài mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

 Tình trạng suy thoái kinh tế của Việt Nam và Mỹ đang có nhiều sự trùng hợp: nhập siêu, đồng tiền mất giá, thị trường chứng khoán suy sụp, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng sụt giảm, một số ngân hàng có nguy cơ mất tính thanh khoản.

 Việt Nam còn bị vấn nạn lạm phát cao, làm cho các phương thuốc điều trị mất tác dụng hiệu quả. Nói chung căn bệnh của Việt Nam đã được xác định rõ: cơ cấu xuất nhập khẩu thiên về nhập khẩu. Lý do là phần lớn các công ty nhập khẩu lớn (nhiều đơn vị thuộc Nhà nước) nhập hàng để kinh doanh nội địa, nơi họ có độc quyền và không có cạnh tranh, lại không đóng góp nhiều cho xuất khẩu so với mức nhập của họ.

 Trong khi đó, các nhà xuất khẩu (phần lớn là nông nghiệp và công nghiệp nhẹ) không có lợi thế tương đối về mặt tín dụng và giá trị gia tăng lại không tăng nhanh vì hạ tầng cơ sở còn quá yếu, không được đầu tư đúng mức. Đầu tư công tăng nhanh, quá lớn, hiệu quả thấp, chính sách tín dụng tiền tệ thiếu kỷ luật, không tuân thủ nguyên tắc tiền tệ cơ bản (cung tiền không thể

tăng nhanh vượt mức mức độ tăng trưởng GDP) là những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát. Nhưng, nếu cơ cấu ngân hàng không được điều chỉnh cấp bách và kịp thời sẽ làm cho cả nền kinh tế đột quỵ, chứ không riêng gì ba lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán.

 Ngân hàng nhà nước đã có những báo động đỏ và báo động vàng cho một số ngân hàng thương mại cổ phần. Giải quyết tính thanh khoản của ngân hàng chỉ là biện pháp cấp thời có tính tình thế. Vấn đề cơ bản là các ngân hàng thương mại phải hoạt động theo chuẩn bắt buộc của ngành ngân hàng và điều đó đòi hỏi tái cấu trúc triệt để từ gốc.

 Những tập đoàn tài chính lớn vẫn tiếp tục thực hiện việc sát nhập để có 1 quy mô lớn hơn, tiềm lực mạnh hơn trong cạnh tranh.

 Dù là 1 hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và hiện đại, nhưng bản thân hệ thống các NHTM Nhật Bản vẫn tồn tại sức ỳ tương đối lớn, vì vậy đã gây ra sự cản trở không nhỏ tới các nỗ lực đổi mới. Đây cũng là 1 thực tế cũng đang tồn tại ở các NHTMNN ở Việt Nam.

 Hệ thống ngân hàng có đặc trưng chính trị khá rõ ràng, vì vậy trong mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài sau này, các ngân hàng Việt Nam không thể bỏ qua yếu tố chính trị để có phương án phù hợp với chính sách đối ngoại của từng chính phủ khác nhau.

 Trung Quốc đã tương đối chậm chân trong việc thay đổi những NHTMNN hàng đầu của mình nên kéo theo sự thay đổi chậm chạp của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việt Nam cũng có một hệ thống ngân hàng với đầu kéo là các NHTMNN nên cần quan tâm đến vấn đề này.

 Trung Quốc đã khá thành công trong vấn đề giải quyết nợ khó đòi thông qua kênh AMC. Hiện nay, Việt Nam cũng có những AMC thuộc các NHTM nhưng tính hiệu quả của các AMC vẫn còn thấp.

 Khi Trung Quốc thực hiện đổi mới hệ thống ngân hàng, họ đã bỏ qua việc đổi mới toàn bộ hệ thống tài chính nói chung, vì vậy 1 hệ thống ngân hàng mới không thể hoạt động tốt trong 1 nền kinh tế cũ. Chúng ta cũng cần lưu tâm tới điều này khi đổi mới NHTM trong nước.

Việc cải tổ và tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng trên thế giới đem lại cho Việt Nam 1 số kinh nghiệm khá bổ ích, nó được đánh giá cao và đáng được chú ý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 33 - 36)