90.371 106.41 8 Quỹ đánh giá lại tài sản 11.914 13.741 9.756

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 49 - 55)

Lợi nhuận để lại 148.034 258.123 404.347 1.214.919 Tổng vốn chủ sở hữu 8.415.901 11.127.248 13.551.546 13.316.479

Tổng vốn của ngân hàng thể hiện bằng số tiền và tài sản mà ngân hàng nhận được từ Chính phủ Việt Nam và NHNN Việt Nam dưới dạng tiền, trái phiếu chính phủ đặc biệt và các tài sản khác. Vốn của ngân hàng cũng được bổ sung từ quỹ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của ngân hàng theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, lãi nhận được từ trái phiếu chính phủ đặc biệt cũng được trực tiếp ghi tăng vốn theo thông tư 100/2002/TT - BTC ngày 4 tháng 11 năm 2002 của Bộ Tài chính.

Qua bảng 2.9 và phụ lục 2.10, ta thấy từ năm 2005-2007, vốn điều lệ của ngân hàng tăng trưởng tương đối ổn định (năm 2006 tăng 1,81%, năm 2007 tăng 1,67%)

Năm 2006 - 2007, vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên do:Thu lãi từ Trái phiếu chính phủ đặc biệt (2006- 2007: đều tăng 72.600 triệu đồng). Tăng vốn khác do trích thu sử dụng vốn năm 2005, tăng từ quỹ đầu tư phát triển, từ lợi nhuận để lại ( 153.808 triệu đồng)

Và ngày 26-12-2007, ngân hàng đã thực hiện bán cơ phần lần đầu ra công chúng (IPO) theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đợt đấu giá đã được

thực hiện thành công với số lượng cổ phần bán ra 94.339.714 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Giá đầu thành công bình quân thực tế là 107.512,7 đồng/ cổ phiếu. Ngân hàng chưa hoàn tất các thủ tục chốt danh sách các nhà đầu tư thực hiện mua cổ phần, do vậy trong năm 2007 ngân hàng chưa thực hiện hạch toán bất kỳ giao dịch nào liên quan đến đợt đầu giá cổ phần này.

Điều này giải thích tại sao sang năm 2008, vốn điều lệ lại tăng mạnh đến vậy, vốn điều lệ của ngân hàng năm 2008 là 12.100.860 triệu đồng, tăng 7.671.523 triệu đồng (≈173,2%). Do vốn điều lệ tăng mạnh nên mặc dù các vốn khác , các quỹ giảm mạnh nhưng tổng vốn chủ sở hữu vẫn chỉ giảm nhẹ -1,74%. Năm 2008, khi việc cổ phần hóa được hạch toán vào, đã làm cho vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên, nhưng việc các quỹ của ngân hàng giảm mạnh là điều cần phải lưu ý. Tại sao khi cổ phần hóa, vốn điều lệ được mở rộng thì các quỹ lại không được mở rộng mà lại bị thu hẹp đi. Điều này phản ánh có việc gì không lành mạnh trong việc cổ phần hóa này. Không những thế, việc giảm thực hiện trích lập các quỹ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của chính mình. Tuy nhiên, có dấu hiệu tích cực đó là ngân hàng đã tăng quy mô lợi nhuận để lại một cách đáng kể, tăng 810.572 triệu đồng (≈+200,46%). Việc này sẽ làm vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên trong tương lai, có thể giúp ngân hàng mở rộng quy mô của mình, giúp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong điều kiện hội nhập hiện nay.

2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn.

Hoạt động sử dụng vốn thể hiện năng lực tài chính của Vietcombank được xem xét cụ thể thông qua các khoản mực thuộc nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng, chủ yếu là việc thực hiện dự trữ, thanh toán, cho vay khách hàng, hoạt động đầu tư và các hoạt động dịch vụ thu khác.

(1) Tình hình thực hiện dự trữ.

của ngân hàng nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó cho thấy việc chấp hành quy định về dự trữ của NHNN, cũng như ý thức của ngân hàng trong việc chủ động đối phó với rủi ro, đảm bảo khả năng thanh khoản. Tại Vietcombank, việc thực hiện dự trữ được ngân hàng luôn coi trọng và thực hiện dự trữ với tỷ lệ cao song vẫn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Tổng vốn của ngân hàng thể hiện bằng tiền. Vốn của ngân hàng cũng được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác được trích lập từ lợi nhuận của ngân hàng theo quy định hiện hành.

Ngân hàng trích lập các quỹ và dự phòng theo đúng quy định của pháp luật. Hàng năm, ngân hàng sử dụng lợi nhuận sau thuế của mình được thể hiện tại phụ lục 2.11 và phụ lục 2.12.

Số liệu về dự trữ qua các năm cho thấy: Mức dự trữ của ngân hàng luôn ở mức cao và có xu hướng tăng lên: năm 2005: tỷ lệ dự trữ/ tổng vốn huy động bằng tiền gửi là 7,44%, năm 2006: 10,95%, 2007: 9,38%, 2008: 12,2%. Và sự chênh lệch qua các năm đều có tăng trưởng dương, riêng có năm 2007, dự trữ tại NHNN của Vietcombank đã giảm nhẹ. Có thể điều này là do, tình hình năm 2007, lãi suất cho tiền gửi tại NHNN lúc này là không cao, và cũng có thể trong giai đoạn đó, Vietcombank không trường về vốn.

Nhưng nhìn chung, ngân hàng đã thực hiện tốt an toàn về vốn, lành mạnh hóa tài chính, góp phần xây dựng uy tín, hình ảnh, niềm tin vào ngân hàng đối với khách hàng. Và trong tổng dự trữ thì dự trữ tiền gửi tại NHNN chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt ở năm 2008, tiền gửi tại NHNN của Vietocmbank là 30.561.416 triệu đồng, tăng 18.898.747 triệu đồng (≈+162,06%). Và cũng phải thừa nhận rằng, trong năm 2008 là năm biến động chính sách lãi suất của NHNN một cách mạnh mẽ, khiến các ngân hàng phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc một cách an toàn, và cũng chính nhờ chính sách này mà Vietcobank đã thu lại được mối lợi lớn trong việc cho các NHTM vay để họ đủ tỷ lệ dự

trữ bắt buộc mà NHNN đề ra với lãi suất qua đêm.

Về chính sách thanh khoản: Vietcombank đã áp dụng các công cụ sau:

 Đảm bảo an toàn thanh khoản trong các thời điểm nóng: HSC đã có công văn chỉ đạo các chi nhánh tăng cường nguồn vốn dự phòng thanh khoản thông qua một loạt các giải pháp tổng hợp như giao hạn mức vay vốn HSC, hạn mức tín dụng và yêu cầu các chi nhánh ưu tiên công tác tăng cường huy động vốn, giữ nguồn vốn tăng trưởng ổn định.

 Áp dụng chính sách lãi suất gửi/ vay vốn nội bộ linh haotj theo hướng khuyến khích các chi nhánh tăng cường huy động vốn tại địa bàn chuyển về HSC để ổn định nguồn vốn điều hòa cho toàn hệ thống.

 Tính toán tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, khả năng chi trả định kỳ hàng tháng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR theo quyết định của thống đốc NHNN

 Tính toán tiền gửi dự trữ bắt buộc hàng tháng phải duy trì tại NHNN của từng chi nhánh và toàn hệ thống NHNT.

 Kiểm soát chặt các dòng tiền trong ngày của HSC và chi nhánh.

 Lập phương án thanh khoản theo các giả định.

 Tăng cường áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận.

 Quản lý chênh lệch lãi suất đầu vào – đẩu ra của toàn hệ thống ngân hàng. Như vậy, ta có thể thấy, tuy tỷ lệ dự trữ của Vietcombank là cao, nhưng trong điều kiện năm 2008, thì nó không những không làm cho chi phí sử dụng vốn của Vietcombank tăng lên, mà nó còn tạo ra cơ hội cho Vietcombank kiếm lời bằng việc cho các NHTM vay với lãi suất qua đêm. Chứng tỏ, khả năng tài chính của Vietcombank có thể nói là khá vững vàng so với các NHTM trong nước. Còn với các ngân hàng nước, mặc dù tiến trình hội nhập vẫn đang diễn ra, các ngân hàng nước ngoài vẫn chưa thực sự được hoạt động một cách công bằng như ngân hàng trong nước, nhưng đây là điều sớm muộn.

Vì vậy, Vietcombank cần phải xem xét và xây dựng cho mình 1 tỷ lệ dự trữ hợp lý để tránh tình trạng lãng phí, gây chi phí sử dụng vốn cao, làm giảm đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

(2) Hoạt động cho vay.

Trong khi huy động vốn của Vietcombank rất khả quan, nguồn vốn huy động được nhiều, chiếm thị phần lớn trên thị trường thì hoạt động sử dụng vốn cũng được ngân hàng quan tâm.

Trong quá trình hoạt động của mình, Vietcombank luôn có gắng tìm mọi biện pháp nhằm mở rộng quy mô tín dụng gứn liền với nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng. Nghiệp vụ thẩm định khách hàng luôn được chú ý bồi dưỡng với mỗi cán bộ tín dụng, hạn chế thấp nhất những thủ tục không cần thiết tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng vay vốn. Ngoài ra ngân hàng cúng không ngừng mở rộng các hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của các doanh nghiệp, sự mở rộng phát triển kinh tế, phần nào góp phần tăng khối lượng tín dụng, tăng doanh số cho vay, gia tăng lợi nhuận, củng cố năng lực tài chính của ngân hàng.

Trong quá trình hình thành và phát triển Vietcombank cũng ngày càng quan tâm hơn tới hoạt động tín dụng – lĩnh vực mang tới nguồn thu khá lớn cho ngân hàng. Đi đôi với sự tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được cải thiện đáng kể và ngày càng được nâng cao.

Phụ lục 2.13 đã thấy rằng, năm 2006 dư nợ tín dụng đạt 2265,33 tỷ VND, tăng 18% so với cuối năm 2005 và chiếm 8,3% tổng nguồn vốn. Đến cuối năm 2007, dư nợ tín dụng của Vietcombank quy VND đạt 2448,82 tỷ VND tăng 8,1% so với 2006 và đạt 92,4% so với kế hoạch TW giao.

Bước sang năm 2008 dư nợ tín dụng quy VND của SGD đạt 3165,45 tỷ VND tăng 716,63 tỷ VND (tương ứng với 29,26%) so với cuối năm 2007.

Việc thay đổi cơ cấu tổ chức của ngân hàng đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động tín dụng của mình. Việc tách Sở ra khỏi hội sở chính, hoạt động độc lập đã tác động mạnh đến công tác tín dụng của SGD. Các khách hàng lớn với dư nợ lớn đều được chuyển lên TW quản lý, tại SGD chỉ còn lại các khách hàng vừa và nhỏ với mức dư nợ trung bình. Tuy nhiên, Vietcombank vẫn giữ được các khách hàng quen thuộc, lượng giao dịch nhiều nên vẫn có sự tăng trưởng qua các năm. Về cơ bản dư nợ cho vay không ngừng tăng lên và mức cho vay ngày càng cao hơn. Trong đó cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 2402,47 tỷ VND tăng 321.1 tỷ (tương ứng 15,42%) so với năm 2007 và cho vay trung dài hạn năm 2008 đạt 762,98 tỷ VND tăng 395,53 tỷ VND (tương ứng 107,64%) so với 2007.

Trong tổng dư nợ cho vay :

∗ Cho vay ngắn hạn là loại cho vay chủ yếu tại ngân hàng , chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay và cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm . Năm 2005, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn là 81,4%; đến năm 2006 đạt 1863,69 tỷ VND chiếm 82,25% tổng dư nợ; và sang năm 2007 đạt 2081,37 tỷ chiếm 85% tổng dư nợ tăng 217,68 tỷ so với năm 2006. Đến năm 2008 đạt 2402,47 tỷ VND chiếm 76% tổng dư nợ cho vay.

∗ Tín dụng trung dài hạn vốn không phải là hoạt động tín dụng chủ yếu tại ngân hàng. Dư nợ tín dụng trung dài hạn quy VND đến 31/12/2007 đạt 367,45 tỷ VND chiếm 15% tổng dư nợ cho vay giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2006. Đến năm 2008 đạt 762,98 tỷ VND chiếm 24% tổng dư nợ tăng 107,64% so với cùng kỳ năm 2007 do năm 2007, SGD đã ký được một số hợp đồng cho vay trung dài hạn có giá trị lớn nhưng chưa giải ngân nhiều, do đó dư nợ cho vay tăng đáng kể vào năm 2008 khi các hợp đồng đó được giải ngân vào năm 2008

Tóm lại việc sử dụng vốn để cho vay nền kinh tế chưa đạt hiệu quả. Dư nợ cho vay nền kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động đạt tỷ trọng thấp; 6,36% năm 2006; 5,83% năm 2007; cuối năm 2008 chỉ đạt 6,96%.

(3) Hiệu quả hoạt động đầu tư.

Vietcombank trong những năm gần đây, không chú ý nhiều tơi hoạt động đàu tư, đa dạng hóa danh mục đầu tư. Chỉ trong năm 2006-2007, sự tăng trưởng sôi động của thị trường chứng khoán, thì Vietcombank mới dè dặt nhập cuộc. Và đến năm 2008 thì việc đầu tư vào chứng khoán không mấy là vấn đề quan tâm của Vietcombank.

Bảng 2.14 – Đầu tư chứng khoán

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Chứng khoán kinh doanh 95.971 568.600 2.822.117 -

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w