Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 25 - 27)

Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng với sự khởi đầu là việc ban hành Luật NHTM mới, có hiệu lực từ ngày 01-07-1995. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc vào tháng 12-2001 càng làm cho công cuộc cải cách nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Các diễn biến đáng chú ý:

 Tập trung cải cách mạnh bốn NHTMNN lớn nhất Trung Quốc:

 Ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc

 Ngân hàng Công thương Trung Quốc

 Ngân hàng Trung Quốc

 Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc

Bốn ngân hàng lớn nhất này nắm giữ khoảng 56% số tài sản của các NHTM Trung Quốc.

Số việc làm mà 4 ngân hàng đã cắt giảm trong vòng 4 năm (1998-2002) ≈ 250 nghìn lao động và tương ứng khoảng 45 nghìn chi nhánh hoạt động kém hiệu quả bị giải thể. Và cũng trong thời kỳ này, một số tiền kỷ kucj 45 tỷ

đôla đã được rót vào 2 ngân hàng: Ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc. Lượng tiền này được lấy ra từ quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, với mục đích chính là tăng cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn, cũng như chuyển đổi các ngân hàng này từ sở hữu nhà nước thành các NHTMCP.

 Trung Quốc đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bằng đồng NDT cho doanh nghiệp Trung Quốc tại 13 thành phố chính, nhưng các dịch vụ này chưa được phép cung cấp cho tư nhân.

 Trong những năm tiếp theo, Trung Quốc đã dần mở cửa cho các ngân hàng ở những thành phố lớn hơn nữa và số vốn mà các ngân hàng nước ngoài phải có trong quỹ được giảm.

 Cho phép nâng mức trần về tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại các ngân hàng Trung Quốc từ 15% lên 20%. Điều này cho phép các ngân hàng trong nước có thêm yếu tố nước ngoài, một điều kiện quan trọng dẫn tới khả năng tạo ra tính đột phá trong đổi mới.

Trung Quốc đã thực hiện dần từng bước doanh nghiệp hoá ngân hàng chuyên doanh và các tổ chức tài chính, làm cho chúng dần trở thành các chủ thể kinh tế thực thụ, có quyền tự chủ kinh doanh, tự cân đối vốn, tự chịu lỗ lãi. Đồng thời, để mở rộng và tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính, Trung Quốc đã dần mở cửa thị trường tài chính tiền tệ, cho phép các tổ chức tài chính tiền tệ nước ngoài được hoạt động trên thị trường Trung Quốc.

• Tóm lại:

Sau gần 20 năm phát triển “nóng” (từ 1978 đến 1995), Trung Quốc đã đạt được những thành quả nhất định và mạnh dạn thả lỏng tín dụng, tăng đầu tư công để mong đạt được một bước tăng trưởng nhảy vọt, chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập toàn cầu toàn diện khi gia nhập vào WTO ngay đầu thiên niên

kỷ mới. Nhiều tiền sinh ra nhiều tật, những chính sách này đã phát sinh ra vô số tiêu cực trong đầu tư, từ phía ngân hàng và các tổng công ty nhà nước.

Phần lớn tín dụng đã được đổ vào lĩnh vực nhà đất, gây nên phong trào đầu cơ và cơn sốt giá nhà đất, dẫn đến lạm phát lên đến 25%/năm. Đứng trước nguy cơ khủng hoảng có thể làm cho Trung Quốc tụt hậu nhiều năm, mất cơ hội hội nhập và cạnh tranh quốc tế, lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc đã quyết liệt siết chặt tín dụng, giới hạn triệt để đầu tư vào nhà đất và đặc biệt là đã dứt khoát giải thể gần 150 ngàn doanh nghiệp quốc doanh.

Với chủ trương đúng và chính sách phù hợp, đồng nhất, cùng với sự năng động của thành phần kinh tế tư nhân, Trung Quốc đã kịp thời khôi phục sự ổn định, tiếp tục tăng trưởng và kịp đón bắt những cơ hội phát triển sau khi ký vào WTO. Bài học của những năm 1995-2000 đã giúp Trung Quốc có những chính sách tiền tệ và tài khóa đúng mực, được phối hợp hài hòa để tăng trưởng ổn định với mức lạm phát một con số ngay cả trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế thế giới bị suy thoái do ảnh hưởng của kinh tế Mỹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 25 - 27)