Công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ (Trang 56 - 59)

III. Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính

3. Công tác quản lý tài chính

3.1 Các nguồn ngân sách

* Ngân sách nhà nước: Hàng năm Quốc hội, Chính phủ, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính quyết định cấp một khoản cho ngân sách y tế, trong đó phần quan trọng dành cho các bệnh viện. Tỷ lệ ngân sách này căn cứ vào sự tăng trưởng ngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ tăng lên của Ngành y tế, của Bệnh viện vào kế hoạch hàng năm của ngành. Việc cấp phát ngân sách nhà nước cho Bệnh viện là căn cứ theo luật ngân sách, phải có kế hoạch năm, phải có định mức chi cho mỗi loại giường bệnh (bao nhiêu triệu/ giường bệnh/ năm…)

Ngân sách nhà nước cấp cho bệnh viện được tính theo định mức biên chế giường nội trú:

NSNN= 160(giường) * Kinh phí định mức(Theo quy định BYT – BTC)/giường

Hàng năm nguồn NSNN thường chiếm 5% kinh phí hoạt động của bệnh viện. * Viện phí: Đây là nguồn thu rất cơ bản và về lâu dài là nguồn thu

quyết định của ngân sách Bệnh viện thường chiếm 95% kinh phí hoạt động của bệnh viện.

Hiện tại Bệnh viện đang thực hiện việc thu một phần viện phí theo Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ 14/TTLB của Bộ y tế - Tài chính – LĐTBXH và Ban vật giá Chính phủ. Một phần viện phí là phần chi phí cho việc khám bệnh, chữa bệnh được tính theo dịch vụ đối với người bệnh ngoại trú và theo ngày giường điều trị đối với người bệnh nội trú. Một phần viện phí mới chỉ tính đối với tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim XQ, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám chữa bệnh. Chưa tính khấu hao tài sản cố định chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn…

Trong Nghị định và Thông tư nêu trên quy định rõ - Các đối tượng nộp một phần viện phí (3 đối tượng)

- Các đối tượng được miễn nộp một phần viện phí (6 đối tượng) - Các đối tượng có BHYT do BHYT thanh toán viện phí

- Các đối tượng được Nhà nước cấp tiền mua thẻ BHYT (12 đối tượng) Trong thông tư trên đã quy định cách tính một phần viện phí và ban hành tạm thời khung giá các dịch vụ y tế.

- Khung giá khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ.

- Khung giá một ngày giường bệnh và khung giá tối đa một ngày điều trị nội trú.

- Khung giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm.

Điều đáng nói ở đây là quy định thu viện phí được ban hành cách đây hơn 10 năm nhưng vẫn chưa được thay đổi và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế, gây khó khăn cho công tác quản lý tài chính thu viện phí của Bệnh viện, mất cân đối thu chi. Cụ thể thu không đủ để đáp ứng cho chi. Các đầu vào như thuốc men ngày càng tăng, các máy móc thiết bị ngày một tân tiến và hiện đại đòi hỏi chi phí mua sắm và bảo dưỡng máy móc cũng tăng theo. Do đó, những nghị định ban hành đã gián tiếp gây khó khăn cho công

tác quản lý của bệnh viện.

Bảng 11: Thực hiện kế hoạch viện phí (2006 – 10T2008)

Đơn vị: (1000 đồng)

STT Tên khoa Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) 1 Khám bệnh 1.126.803 176,0 1.347.577 109,2 1.108.097 86,0 2 Ngoại 590.646 115,0 626.506 86,7 555.918 81,0 3 Phụ sản 782.731 127,0 893.425 97,5 870.121 113 4 Truyền nhiễm 166.683 91,0 184.853 98,4 291.653 111 5 Nội nhi 329.356 108,0 352.650 91,1 448.533 113 6 YHCT 307.025 107,0 467.604 128,2 462.563 125 7 PT. HSCC 263.834 115,0 347.022 102,8 228.497 87,0 Tổng 3.567.079 119,8 4.219.639 105,7 4.015.382 102,2

(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)

Qua thống kê tình hình thu viện phí cho thấy tổng thu viện phí hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra. So sánh giữa năm 2007 và năm 2006 giảm 14,1%; hoàn thành kế hoạch 10 tháng năm 2008.

* Các nguồn khác: Ngoài Ngân sách Nhà nước và viện phí thu được Bệnh viện có mở thêm dịch vụ giặt là quần áo cho người bệnh, các khoản thu theo quy định như tiền điện, nước của người phục vụ người bện nặng và các dịch vụ khác nhưng nguồn thu không đáng kể.

3.2 Kế hoạch thu chi

* Nguồn thu

- Ngân sách nhà nước cấp: bao gồm kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp trên có thẩm quyền giao.

Ngân sách nhà nước cấp cho bệnh viện từ năm 2006 – 2008 theo biên chế giường bệnh là : 6.281.000.0000đ/ năm.

Với các khoản chi khác vượt mức ngân sách Nhà nước cấp bệnh viện lấy từ nguồn viện phí để bù đắp.

- Thu từ hoạt động sự nghiệp: Gồm phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật; thu từ hoạt động dịch vụ; thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có); Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng; Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng, cho theo quy định pháp luật; Nguồn khác gồm: nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức đơn vị. Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật.

Do nguồn thu kinh phí còn hạn chế nên chưa có sự đầu tư đồng bộ cho hệ thống máy tính cũng như phần mềm quản lý nên thủ tục thanh toán ra vào viện còn nhiều khâu gây khó khăn cho bệnh nhân.

* Nội dung chi

Chi thường xuyên gồm: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; Chi cho các hoạt động dịch vụ.

Chi không thường xuyên gồm: chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức; Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;…

Với nguồn thu còn hạn hẹp, nguồn ngân sách nhà nước cấp còn thấp trong khi chi phí cao do các đầu vào như thuốc men, trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Do vậy các khoản chi cũng cần phải thu hẹp. Vì thế Bệnh viện cần có những kế hoạch chi tiêu hợp lý đồng thời có những phương án đổi mới công tác khám chữa bệnh để thu hút bệnh nhân giảm tình trạng vượt tuyến để tăng thu cho Bệnh viện.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w