Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng và mục tiêu phát triển của B

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ (Trang 64 - 66)

tiêu phát triển của BV

1. Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng

Con người là vốn quý nhất, vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển của KT-XH, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ (Nghị quyết 46-NQ/TW). Vì vậy đầu tư cho sức khỏe con người chính là đầu tư cho phát triển KT – XH của thành phố Hải Phòng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình và của mỗi người dân thành phố.

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển KT – XH đất nước. Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giầu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế.

Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe để

tạo nên cuộc sống lành mạnh ngày càng văn minh, bảo đảm môi trường lao động và học tập thuận lợi cho mọi đối tượng dân cư, chủ động tham gia chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cộng đồng của mọi người dân thành phố.

Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Triển khai tích cực nghiên cứu ứng dụng và kế thừa, đồng thời hiện đại hóa các di sản y học cổ truyền dân tộc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y học cổ truyền, kể cả tiến hành hội nhập quốc tế trong khu vực và thế giới.

Thực hành đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ y tế, trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chỉ đạo, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, chống mọi biểu hiện thương mại hóa các dịch vụ y tế, làm thiệt hại đến sức khỏe người bệnh và tính chất nhân đạo của ngành y tế, định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước trên con đường CNH – HĐH đất nước.

2. Mục tiêu phát triển của bệnh viện

* Định hướng đến năm 2020 nâng cấp bệnh viện là bệnh viện loại II nâng số giường bệnh lên 220 giường, phát triển hợp lý các khoa chuyên môn. Xây dựng thương hiệu cho bệnh viện thu hút những người có thu nhập cao. Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế; phấn đấu bệnh viện có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (xử lý rác thải, nước thải và hệ thống nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường) và trang thiết bị hiện đại theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Phấn đấu đáp ứng ngày càng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, Nâng cao đời sống CBVC.

* Phương hướng nhiệm vụ năm 2009

Phát huy những kết quả đạt được năm 2008, Bệnh viện Đa khoa An Dương quyết tâm khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ

tụt hậu, ra sức thi đua lao động học tập, bám sát chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao (chỉ tiêu thu một phần viện phí); phấn đấu thực hiện có hiệu quả 100% các chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn, viện phí góp phần làm tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện. Xây dựng Bệnh viện xuất sắc toàn diện, 100% các khoa, phòng đạt vững mạnh toàn diện. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CBVC.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ (Trang 64 - 66)