Công tác quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ (Trang 40 - 47)

II. Đánh giá kết quả hoạt động của bệnh viện sau khi thực hiện cơ chế tự chủ

3.Công tác quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính

Phương thức quản lý bệnh viện hiện nay theo quan điểm hệ thống coi bệnh viện là một hệ thống trong đó môi trường của bệnh viện chính là cấu trúc kinh tế, chính trị, xã hội Huyện An Dương. Các đầu vào của hệ thống bao gồm nguồn nhân lực là CBVC bệnh viện ; cơ sở hạ tầng trang thiết bị vật chất của bệnh viện; tài chính;... Đầu ra của hệ thống chính là chất lượng chăm sóc, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương, các chỉ tiêu chất lượng sức khỏe của nhân dân địa phương do Sở y tế Hải Phòng quy định. Để thực hiện được đầu ra mong muốn bệnh viện phải cụ thể hóa quá trình xử lý

chuyển đổi các đầu vào thành các đầu ra trong môi trường của các yếu tố thành các hoạt động của hệ thống có sự quản lý của ban lãnh đạo bệnh viện. Quá trình chuyển đổi đó bao gồm:

* Công tác lập kế hoạch. * Công tác chuyên môn.

* Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học. * Công tác quản lý trang thiết bị y tế.

* Công tác chăm sóc điều dưỡng. * Công tác tài chính kế toán.

Trong cơ chế tự chủ tài chính các hoạt động này được biểu hiện cụ thể như sau:

3.1 Công tác lập kế hoạch

Theo quan điểm phổ thông, lập kế hoạch được hiểu là vạch ra những công việc (các hoạt động) sẽ thực hiện trong tương lai theo một cách thức, trình tự, một tiến độ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

Đối với Bệnh viện kế hoạch không những chỉ ra các mục tiêu cần đạt tới mà còn vạch ra phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu. Ngoài ra chúng còn có tác dụng:

- Làm cho các tổ chức quan tâm theo dõi, tìm kiếm và duy trì các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đã định.

- Làm cho các thành viên trong nội bộ Bệnh viện tiến hành các hoạt động thống nhất hài hoà với các phương thức, các mục tiêu đã chọn.

- Làm cho mọi vận động tiến đến mục tiêu phải được quan tâm ưu tiên, có phụ trách theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời nếu xuất hiện những vận động không diễn ra như mong đợi.

coi trọng vì nó quyết định quá trình hoạt động của bệnh viện, bệnh viện hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào độ chi tiết và công tác dự báo trong bản kế hoạch, để bệnh viện có những phương án dự trữ thuốc cũng như chuẩn bị cho công tác ứng phó với những loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát,…

Định kỳ trong khoảng thời gian quý IV của năm Trưởng phòng TCHCQT xây dựng kế hoạch hoạt động của năm tiếp theo sau đó trình duyệt lên ban Giám đốc bệnh viện. Sau khi được phê duyệt bản kế hoạch công tác hoạt động cho năm tiếp theo được gửi tới các trưởng phòng hành chính và các trưởng khoa chuyên môn khác. Trên thực tế, bản kế hoạch hoạt động hàng năm không có gì đổi mới chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động của năm trước. Công tác dự báo cũng chưa được quan tâm nên khi có bệnh dịch bệnh viện không kịp cung ứng thuốc men cho tất cả người bệnh.

Bên cạnh bản kế hoạch hoạt động hàng năm, Phòng TCKT có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi của bệnh viện bao gồm các khoản chi cho thuốc men, chi lương cho CBVC.

Công tác lập kế hoạch vẫn còn nhiều bất cập do chưa cập nhật tình hình thực tế cũng như còn nặng về rập khuôn máy móc, chưa có sự sáng tạo đổi mới trong phương thức lập kế hoạch.

Phương thức hoạt động của bệnh viện chủ yếu vẫn là pháp lệnh. Việc lập kế hoạch cần có sự tham gia lấy ý kiến của CBVC để bản kế hoạch thực sự thiết thực và phù hợp với tình hình hoạt động của bệnh viện.

Ngoài ra đi kèm với việc lập kế hoạch cần có công tác theo dõi giám sát việc thực hiện kế hoạch nhưng đây lại là khâu yếu của bệnh viện, không được coi trọng do đó khi không đạt kế hoạch đã đề ra bệnh viện chỉ biết tổng kết và rút kinh nghiệm mà không có sự đôn đốc để kế hoạch được hoàn thành.

3.2 Công tác chuyên môn

Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng chuyên môn Bệnh viện dựa vào các tiêu chí sau:

- Tỷ lệ sử dụng giường bệnh đối với bệnh viện huyện > 70% - Ngày điều trị trung bình < 6 ngày

- Thời gian chờ đợi của bệnh nhân: + Cấp cứu được khám chữa ngay

+ Khám bệnh, xét nghiệm, điện quang chờ không quá 1h + Sự hài lòng của người bệnh

- Phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật và điều trị theo đúng phương pháp chuẩn đoán, quy trình kĩ thuật tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ < 10%

- Tỷ lệ chết riêng của các chuyên khoa + Không có người chết do tai biến sản khoa + Không có uốn ván do Bệnh viện

- Tỷ lệ loét ở người bệnh nằm lâu

- Tỷ lệ chất lượng của xét nghiệm, XQ, đạt yêu cầu - An toàn điều trị: Sử dụng an toàn hợp lý thuốc - Chăm sóc của y tá điều dưỡng, chăm sóc toàn diện - Đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn

- Đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật có hàm, học vị, tay nghề giỏi Dựa vào các tiêu chí nêu trên bệnh viện đáp ứng được 80% quy định chuyên môn. Do đó bệnh viện đã đáp ứng phần nào các yêu cầu về năng lực chuyên môn cũng như trình độ của cán bộ. Nhưng xét tỷ lệ số BS/ giường bệnh chưa đạt tiêu chuẩn của Sở y tế. Do đó Bệnh viện cần bổ sung thêm nguồn nhân lực để đảm bảo công tác chuyên môn của Bệnh viên đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nguời dân.

* Công tác tổ chức cán bộ

Bệnh viện dựa vào định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế mà có kế hoạch tuyển dụng phù hợp như trong năm 2008 bệnh viện đã tổ chức tuyển thêm.

Mặt khác theo cơ chế tự chủ việc sắp xếp lại tổ chứ sao cho hợp lý, cán bộ chuyên môn vào vị trí phù hợp, thực hiện tinh giảm biên chế những vị trí không cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả làm việc. Song bệnh viện vẫn chưa thể thực hiện vì đồng nghĩa với tinh giảm biên chế là nguồn ngân sách bị giảm bớt (tiền lương cho CBVC) do đó mà đây vẫn là nghịch lý của cơ chế tự chủ tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Công tác đào tạo nghiên cứu khoa học

Bệnh viện đã cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn để nâng cao chuyên môn cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả công tác đào tạo cán bộ đóng góp vào kho đề tài nghiên cứu khoa học trong đó có 06 đề tài loại A; 09 đề tài loại B và 02 đề tài loại C.

Bảng 3: Thực hiện ngày công

Đơn vị: (ngày)

Năm Biên chế TS ngày công Nghỉ phép (ốm, thai sản) Cán bộ đi học Công thực làm 2006 156 41.184 7.964 2.412 30.808 2007 156 41.184 7.294 3.533 30.357 10T2008 163 36.080 5.380 2.525 28.175

(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)

Tỷ lệ ngày công cán bộ viên chức thực làm việc với ngày công biên chế chiếm 74,8%. Tỷ lệ CBVC đi học dài hạn hàng năm trung bình 6,1%. Điều đó cho thấy đơn vị rất quan tâm việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CBVC

Quản lý trang thiết bị y tế là quản lý theo định hướng chiến lược phát triển Bệnh viện. Quản lý kế hoạch – chương trình trang thiết bị y tế ngắn hạn, phải có tầm nhìn và quyết tâm thực hiện bằng được. Quản lý quy chế, nội dung thiết bị y tế có đôn đốc, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. Đồng thời quản lý hiệu suất lao động của hệ thống và từng thiết bị của bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường thiết bị y tế hoạt động chính xác và an toàn. Ngoài ra còn tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật y tế cho đội ngũ cán bộ y tế, đảm bảo lãnh đạo càng có nhiều thông tin càng tốt. Nhưng hoạt động này vẫn chưa được tổ chức định kỳ. Trong cơ chế tự chủ đòi hỏi càng cao chất lượng cũng như sự sẵn sàng của các trang thiết bị trước khi tiến hành khám chữa bệnh do đó Bệnh viện cần phải có bộ phận chuyên môn riêng quản lý về vấn đề này. Trên thực tế hoạt động này mới chỉ là phần kiêm nhiệm của CBVC ở các khoa chuyên môn, công tác tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị vẫn còn nhiều hạn chế về nguồn lực. Một vấn đề nữa cần quan tâm là tổ chức xử lý hệ thống nước thải y tế tại Bệnh viện vẫn chưa có phương án giải quyết hiệu quả.

3.5 Công tác chăm sóc điều dưỡng

Tỷ lệ Cán bộ điều dưỡng / tổng số giường bệnh còn thấp chưa đạt yêu cầu của Bộ y tế. Dẫn tới công tác chăm sóc sau phẫu thuật, cũng như chăm sóc người bệnh điều trị nội trú còn nhiều khó khăn. Hơn nữa các khoản phụ cấp và lương ngoài giờ chưa thoả đáng cũng phần nào làm giảm động lực làm việc. Mà công tác chăm sóc điều dưỡng là khâu yếu quan trọng tạo lòng tin cho người bệnh.

3.6 Công tác tài chính kế toán

Muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, Bệnh viện ngoài điều kiện khác như phải có đội ngũ thầy thuốc giỏi về chuyên môn, trong sáng về y đức, phải có cơ sở vật chất tương xứng với nhiệm vụ được giao còn phải có nguồn tài chính dồi dào để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày một cao.

* Nguồn tài chính của bệnh viện được hình thành từ các kênh

+ Ngân sách nhà nước cấp theo định mức giường bệnh và kế hoạch hàng năm ở mức cố định 6.281.000đ/160(giường)/năm (giai đoạn 2006 – 2008)

+ Viện phí: là nguồn thu chính của bệnh viện chiếm tới 95% kinh phí hoạt động của bệnh viện.

+ Các nguồn khác: thu từ các dịch vụ mở thêm của bệnh viện như giặt là, thu điện nước của người phục vụ bệnh nặng. Nguồn thu này rất ít không đáng kể.

* Vấn đề viện phí bệnh viện có bảng giá công khai các danh mục thuốc sử dụng nhưng do điều kiện thực tế có nhiều loại thuốc mới với hiệu quả sử dụng cao vẫn chưa được đưa vào danh mục này. Với khung giá viện phí được ban hành từ năm 1994 đến nay đã không còn phù hợp với tình hình thực tế và mối quan hệ giữa thu và miễn giảm viện phí hiện nay chưa rõ gây khó khăn cho công tác thu viện phí cũng như cân đối thu chi.

* Giải quyết số tài sản cũ, hư hỏng còn đang khó khăn vì Thông tư đã lạc hậu, cần sớm sửa đổi để bệnh viện có nguồn để đổi mới trang thiết bị hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu hiện tại. Hiện nay có nhiều loại máy móc đã được đưa vào sử dụng khá lâu nhưng vẫn chưa thể thanh lý và đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị bởi những ràng buộc của những Văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp.

* Chế độ kế toán ở bệnh viện

Được quy định theo quyết định 19/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 30/03/2006 Thu đủ và đúng chế độ, chi đúng nguyên tắc, chứng từ đảm bảo, mức chi thì theo chế độ và “ Quy chế chi tiêu nội bộ”.

Quỹ tiền lương và phụ cấp thực hiện theo Nghị định 10 và quy định của Thông tư số 25/2002/ TT – BTC ngày 21/03/2003 như sau:

QTL = Lmin x (1+ K0) x (K1 + K2) x N x 12 tháng

Trong đó: - QTL: Quỹ tiền lương hàng năm.

- K0: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu được xác định phụ thuộc vào nguồn thu ( tối đa không vượt quá 2)

- K1: Hệ số lương cấp bậc bình quân của bệnh viện.

- K2: Hệ số phụ thuộc cấp chức vụ bình quân của bệnh viện.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ (Trang 40 - 47)