II. Đánh giá kết quả hoạt động của bệnh viện sau khi thực hiện cơ chế tự chủ
2. Đánh giá cụ thể
2.1 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước
Bảng 1: Thực hiện kế hoạch giường nội trú (160 giường)
Đơn vị: (giường)
STT Tên khoa, phòng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
kế hoạch thực hiện kế hoạch thực hiện kế hoạch thực hiện 1 Khám bệnh 11 13 12 10 10 16 2 Ngoại 30 37 30 27 29 31 3 Phụ sản 30 37 30 30 32 38 4 Truyền nhiễm 25 27 24 24 25 30 5 Nội nhi 29 34 30 29 31 35 6 YHCT 28 37 28 30 27 38 7 PT. HSCC 7 8 6 7 6 7 Tổng 160 193 160 157 160 195
(Nguồn Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Qua kết quả thống kê cho thấy kết quả thực hiện kế hoạch giường nội trú hàng năm đều vượt 13 – 35%. Công suất giường bệnh đạt trung bình trên 100%
Về cơ bản Bệnh viện Đa khoa An Dương đã hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng công suất giường bệnh cũng phần nào phản ánh sự quá tải của bệnh viện, công tác khám và điều trị nội trú chưa thỏa mãn nhu cầu người bệnh. Thống kê thực hiện kế hoạch giường nội trú chưa phản ánh được chất lượng chăm sóc và khám chữa bệnh. Bệnh viện cần có khảo sát lấy ý kiến người bệnh để theo dõi chất lượng khám và điều trị tại bệnh viện, để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp nâng cao chất lượng chuyên môn thỏa mãn yêu cầu người bệnh.
Tình hình chấp hành chính sách chế độ và các quy định về tài chính không có vi phạm nào. Như xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; hạch toán theo quy định của bộ y tế. Chấp hành các quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo
nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước; Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng kinh phí do ngân sách địa phương cấp; Quy định trang bị, quản lý sử dụng điện thoại cố định, điện thoại di động phục vụ công tác đối với đơn vị hành chính cấp xã và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng;…
Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp đặc thù của đơn vị, thực hiện các chương trình mục tiêu được giao. Bệnh viện đưa cán bộ chuyên môn hỗ trợ trung tâm y tế dự phòng của Huyện thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội như chương trình tiêm chủng mở rộng; Chương trình phòng chống sốt rét; Chương trình chống bướu cổ; Chương trình phòng chống sốt xuất huyết;…
2.2 Đánh giá tình hình triển khai nghị định 43/2006/NĐ-CP
Đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ và tiến hành sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Việc chi tiêu và trích lập các quỹ của đơn vị đều căn cứ trên các điều của quy chế chi tiêu nội bộ.
Tổng số tiền lương tăng thêm chi cho CBVC trong năm trung bình hàng năm là 213.240.000 đồng.
Bảng 2: Tổng số tiền chi lương tăng thêm hàng năm cho CBVC
Đơn vị: (1000 đồng)
Năm Tổng số tiền chi
2006 200.798
2007 212.665
2008 226.257
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Nhìn chung Tổng số tiền chi lương tăng thêm có tăng qua các năm nhưng xét bình quân/ người thì lại có xu hướng giảm vì biên chế nhân sự năm 2008 tăng 07 người.
đơn vị là: 238.682.100 đồng.
2.3 Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của bệnh viện
Tình hình thu nhập của người lao động:
Số người có hệ số tăng thu nhập bình quân: < 1 lần có 165 người Số người có hệ số tăng thu nhập từ trên 1-2 lần có 0 người
Số người có hệ số tăng thu nhập từ 2-3 lần có 0 người
Số người có hệ số tăng thu nhập từ trên 3 lần trở lên có 0 người Người có thu nhập tăng thêm cao nhất: 223.000 đồng/tháng Người có thu nhập tăng thêm thấp nhất: 104.000 đồng/ tháng.
Dựa vào số liệu tổng hợp ở trên cho thấy về cơ bản thu nhập CBVC có tăng góp phần nâng cao đời sống CBVC, mức lương được cải thiện qua các năm nhưng mức tăng vẫn chưa đáp ứng chi phí sinh hoạt của đời sống CBVC.
Theo báo cáo về tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP của Sở y tế Hải Phòng: Mức tăng thu nhập bình quân phần lớn từ 200.000đ đến 300.000đ/ người/ tháng. Ngoài ra chưa kể đối với một số bệnh viện thành phố có điều kiện tốt hơn như bệnh viện Phụ sản tăng từ 500.000đ đến 800.000đ/người/tháng. Xét mặt bằng chung với các bệnh huyện thuộc tuyến quận/huyện/ thị xã thì mức tăng lương tối thiểu và tối đa của bệnh viện còn thấp hơn mức trung bình của các bệnh viện cùng tuyến. Điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của bệnh viện chưa cao.
Các biện pháp thực hành tiết kiệm, tăng thu
Trong quá trình mua sắm đơn vị đều tiến hành lấy báo giá của nhiều nhà cung cấp để chọn ra nhà cung cấp với giá cả hợp lý nhất.
Việc quản lý cấp phát văn phòng phẩm, ấn chỉ, thuốc, tiêu hao đều được thể hiện rõ trên sổ sách, chứng từ và có đầy đủ chữ ký theo quy định.
Đơn vị có quyết định giao tài sản đến từng cá nhân trong việc sử dụng và bảo quản tài sản được cấp phát như các trang thiết bị y tế giao cho các khoa
chuyên môn đảm nhiệm, cơ sở vật chất phòng hành chính do các Trưởng phòng đảm nhiệm.
Thực hiện thu đúng, thu đủ của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện.
Chất lượng khám chữa bệnh
Áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đồng nghĩa với việc Bệnh viện sẽ phải lo chi trả một phần kinh phí hoạt động mà nguồn này được thu từ viện phí. Do vậy để đảm bảo được các mục tiêu của Sở y tế quy định Bệnh viện phải nâng cao công tác chuyên môn trong khám và chữa bệnh. Trung bình hàng năm đã điều trị cho 60.074 lượt bệnh nhân; giường bệnh đạt trên 100% so với kế hoạch hàng năm, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân địa phương.
Là bệnh viện Đa khoa thuộc tuyến Huyện lại có vị trí gần trung tâm thành phố, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện. Do đó bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tự chủ tài chính khi phải cạnh tranh với các bệnh viện trung tâm thành phố. Được biết tâm lý của một số bộ phận dân cư có thu nhập cao họ thường tìm đến các bệnh viện thành phố để khám chữa bệnh, bởi ở các bệnh viện này được trang bị máy móc hiện đại với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh phức tạp. Do đó bệnh viện đã mất đi một nguồn thu viện phí đáng kể.