hoạt động logistics.
Hiện nay ở nước ta, có nhiều hiệp hội liên quan tới hoạt động logistics như: hiệp hội chủ tàu Việt Nam, hiệp hội cảng biển Việt Nam , hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, hiệp hội bảo hiểm, hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam. Trong thời gian qua, các hiệp hội có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của hội viên trong kinh doanh. Thành viện của hội là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và vận tải giao nhận. Các hiệp hội cần thực hiện các nhiệm vụ sau để phát huy vai trò của hiệp hội trong việc phát triển logistics:
Tư vấn cho các doanh nghiệp mở rông thị trường, cung cấp thông tin về luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền lợi của các hội viên khi gặp tranh chấp quốc tế.
Thiết lập các thủ tục và tiêu chuẩn kinh doanh cho các hội viên, trên cơ sở bảo đảm chất lượng của người kinh doanh logistics.
Đại diện lợi ích của các doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh trong và ngoài nước.
Tham gia ý kiến vào văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo tính khả thi của luật.
Tư vấn cho cơ quan nhà nước biện pháp và chính sách quản lý, phát tri n logistics.
Nếu thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhà nước trong việc ban hành chính sách, văn bản luật liên quan tới hoạt động logistics. Đồng thời tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên trong hiệp hội. Đặc biệt, các đơn vị trong ngành cần xem xét khả năng sáp nhập và thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics theo nhóm 3 - 4 đơn vị để đủ sức cạnh tranh với
các công ty đa quốc gia. Nếu phát huy tốt vai trò của các hiệp hội sẽ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics dẫn đến sự phát triển của các hoạt động logistics.
2.3.6.2.Thúc đẩy, phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động logistics.
Hạ tầng thông tin là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của logistics ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy cần phát triển một mạng lứoi hạ tầng thông tin phục vụ cho dịch vụ logistics. Cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, hệ thống truyền thông tin điên tử ( EDI), hệ thống Internet... Cần thiết lập một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các cảng biển vớ chủ tàu, các cơ quan hải quan, các cảng chính của Việt Nam với các cảng chính trong khu vực, với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Qua hệ thống này, các bên sẽ cập nhật nhanh chóng những thông tin về phương tiện vận chuyển, hàng hoá được vận chuyển tới đó, triển khai các dịch vụ cho hàng hoá cũng như phương tiện vận chuyển như làm thủ tục hải quan, tổ chức xếp dỡ, giao hàng, nhanh chóng giải phóng các phương tiện vận chuyển, hạn chế tối đa các chí phí phát sinh. Hiện nay, ở Singapore đã xây dựng thành công cổng công nghệ thông tin Portnet, nơi thông tin được quản lý và chia sẻ giữa các hãng tàu, các hãng vận chuyển đường bộ, các nhà giao nhận và ngay cả các cơ quan chính phủ. Đây là một trong những kết quả đưa Singapore trở thành một trong những quốc gia có hệ thống logistics tốt nhất thế giới hiện nay. Việt Nam có thể đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ theo mô hình hệ thống Portnet của Singapore, nơi không chỉ các hãng tàu, các nhà cung cấp dịch vụ logistics mà cả các cơ quan chức năng có thể sử dụng và chia sẻ nguồn thông tin. Ngoài ra để phát triển hệ thống Internet, chính phủ cần có kế hoạch đẩy mạnh hiện đại hoá truyền thông, gia tăng tốc
độ đuờng truyền Internet, sớm triển khai công nghệ ADSL, nâng cao công suất của băng thông rộng để thông tin đựoc truyền đi một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới logistics.