Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam (Trang 48 - 50)

Trong bất cứ một lĩnh vực nào, con người luôn là một nguồn lực quan trọng và quyết định nhất. Logistics là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vì thế cũng chưa được đào tạo một cách bải bàn . Ngưòi kinh doanh logistics phải là người kiến trúc sư về giao nhận vận tải, cho nên người hoạt động trong lĩnh vực này phải có kiến thức sâu rộng về giao nhận vận tải quốc tế, các lĩnh vực xã hội khác có liên quan. Bên cạnh đó,

công việc logistic còn đòi hỏi ứng viên có tầm nhìn xa để dung hoà được nhu cầu của thị trường và khả năng cung ứng của công ty, có được sự linh hoạt, nhạy bén về kinh doanh, cũng như khả năng phân tích, nắm bắt thị trường để có thể điều phối được hàng đến đúng nơi, đúng chỗ, tạo được hiệu quả kinh doanh. Để có được nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này, cần có các biện pháp sau đây:

Nhà nước song song với các chiến lược phát triển dịch vụ logistics, cần xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu đặt ra của ngành.

Bộ Giao thông vận tải, bộ Công Thương, kết hợp với bộ Giáo dục đào tạo nghiên cứư đưa vấn đề logistics vào giảng dạy tại các trường đại học, hoặc thành lập các bộ môn, các trường đại học chuyên về logistics.

Nội dung đào tạo cần đi sâu vào nội dung logistics, tổ chức vận hành chuỗi dịch vụ logistics, quản lý sự vận động của chuỗi cũng như quy định pháp lý liên quan tới các hoạt động của chuỗi, trang bị cho nguời học những kiến thức về giao nhận vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế...Một nội dung không thể thiếu được đó là kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, cần phải có kiến thức về ngoại ngữ để có thể trao đổi, thông thương với các đối tác nước ngoài một cách dễ dàng. Đồng thời việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics sẽ làm đơn giản thủ tục giấy tờ, tăng độ chính xác cao,nâng cao được hiệu quả hoạt động.

Về hình thức đào tạo có thể phối hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài, tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm của nước ngoài. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w