Việc ứng dụng logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam (Trang 38 - 39)

giao nhận vận tải ở Việt Nam còn rất hạn chế:

Phần lớn các doanh nghiệp được hỏi qua khảo sát đã có nhận thức đúng vai trò tác dụng của logistics, nhưng trên thực tế việc ứng dụng logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam còn rất hạn chế.

Nhìn chung qua nghiên cứu và khảo sát điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có nhậnk thức đúng về vai trò của logistics, chính vì có nhận thức đúng cho nên mặc dù đây là một lĩnh vực rất mới đối với Việt Nam , song không ít các doanh nghiệp bỏ công sức tìm kiếm và một số doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng công nghệ logistics vào hoạt động của mình ở các mức độ khác nhau như gom hàng hay tham gia vào một đoạn trong chuỗi logistics của các tập đoàn logistics quốc tế.

Mặc dù khẳng định vai trò tác dụng của logistics, nhưng nội dung của logistics như thế nào và ứng dụng cảu nó ra sao, đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng. Ở TP Hồ Chí Minh, khảo sát cá doanh nghiệp giao nhận vận tải trong khi có 86% doanh nghiệp được hỏi nhận thức được tầm quan trọng logistics thì chỉ có chưa 45% ứng dụng và trong số các doanh nghiệp này đa phần lẫn lộn dịch vụ logistics với dịch vụ giao nhận vận

tải.Theo ông B.Grabowski (tổng giám đốc Mearsklogistics khu vực Trung Quốc) thì các nhà cung ứng dịch vụ logistics ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc chỉ tập trung vào các dịch vụ có chi phí thấp, lợi nhuận cao và chỉ dựa trên các quan hệ ngắn hạn như giao nhận, môi giới, cho thuê kho bãi,… hơn là toàn bộ chuỗi cung ứng, vì vậy gây ra tình trạng “ đầu thừa đuôi thẹo “ trong hoạt động dịch vụ logistics. Và theo một số chuyên gia cho logistics khác thì cho rằng ở Việt Nam hoạt động dịch vụ logistics chưa hình thành rõ ràng.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc chậm ứng dụng logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải của Việt Nam cụ thể như sau:

-Chi phí triển khai dịch vụ logistics cao hơn, phức tạp hơn dịch vụ giao nhận vận tải thông thường.

-Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã phát triển nhưng chưa đồng bộ và còn yếu kém, vì vậy sự hỗ trợ cho việc ứng dụng và phát triên logistics trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

-Thiếu cơ sở pháp ký tạo nền tảng cho hoạt động logistics

-Nhu cầu cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua còn rất thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w