Hoàn thiện môi trường chính sách, khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ logistics. Hoạt động logistics ở Việt Nam đã được điều chỉnh bằng luật Thương Mại 2005. Ngày 5/9/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics. Đây là những điều kiện tiền đề để phát triển dịch vụ logistics ở nước ta. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động logistics, cần có các luật lệ về vận tải đa phương thức, về thương mại điện tủ hay chữ ký điện tử, về thủ tục hải quân. Cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ cho thương mại điện tử. Hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử phải xây dựng trên cơ sở đạo luật mẫu của thương mại điện tử trên thế giới nhằm tạo nên sự đồng bộ trong luật của Việt Nam với luật thế giới. Về nội dung luật thương mại điện tử cần thừa nhận tính hợp pháp của các giao dịch thương mại điện tử,chữ ký điện tử và chữ ký số hoá, bảo vệ tính pháp lý của
hợp đồng thương mại điện tử.... Về thủ tục hải quan, chúng ta phải khẳng định rằng, sự dễ dàng cho việc lưu thông hàng hoá quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hải quan đơn giản hay phức tạp. Thủ tục hải quan đơn giản sẽ làm giảm bớt thời gian chờ của các lô hàng quốc tế và tăng khả năng kết nối với thị trường thế giới. Chính vì vậy, bên cạnh việc thực thi các quy định trong luật Hải Quan, nhà nước cần có những chính sách, những văn bản hướng dẫn giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng luật. Nhà nước cần hỗ trợ ngành hải quan xây dựng hệ thống thông tin máy tính hải quan, đảm bảo cho việc truyền, nhận thông tin từ trung tâm thông tin dữ liệu tổng cục hải quan đến các chi cục hải quan, tổ chức có liên quan để phục vụ cho yêu cầu quản lý, điều hành, trao đổi, sử dụng dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá, quản lý thu nộp thuế với hàng hoá xuất nhập khẩu... Cải cách hoạt động hải quan sẽ hỗ trợ cho hoạt động logistics phát triển. Về hoạt động vận tải đa phương thức, cần xây dựng một nghị định về vận tải đa phương thức, quy định rõ về cấp giấy phép và trách nghiệm của công ty vận tải đa phương thức có như vậy mới giải quyết được những mâu thuẫn, chồng chéo, những vướng mắc còn tồn tại. Cần lập các uỷ ban cấp Bộ, liên Bộ tăng cường để làm rõ các quy đinh, hướng dẫn vận tải đa phương thức nhằm tạo cơ sở thể chế cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch, phối hợp và thực hiện vận tải đa phương thức.