0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Phân tích tài chính dự án

Một phần của tài liệu DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM SẠCH, KHU CHĂN NUÔI XANH (Trang 41 -43 )

- Rửa sạch các chuồng sắp nhập lợn vào bằng vòi phun nước cao áp Tẩy uế các dụng cụ chăn nuôi có trong chuồng (máng ăn, đệm chuồng, )

6. Phân tích tài chính dự án

6.1 Tổng nguồn vốn đầu tư dự án và phương án huy động vốn

Quy mô vốn của dự án:

• Vốn cố định = Chi phí ban đầu + Chi phí cơ bản

Tổng vốn đầu tư cố định của dự án:156,963,094.098 đ, làm tròn số: 156,963,000.000đ (một trăm năm sáu tỷ, chín trăm sáu ba triệu Việt Nam đồng)

Trong đó:

- Chi phí ban đầu: 395,000.000 đồng - Chi phí cơ bản: 156,568,094.098 đồng

(Bảng phụ lục số 5,6)

• Vốn lưu động được huy động căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế và dựa trên vòng quay vốn lưu động của sản phẩm dự án.

- Đối với dây chuyền chế biến lợn sữa đông lạnh, công suất 2000 con/ngày. Do tính chất chưa thực sự chủ động về nguồn cung nguyên liệu nên công ty xác định công suất thực hiện đạt 60% công suất tối đa. Vòng quay lưu động kể từ khi thu mua lợn sữa tới lúc sản phẩm lợn sữa đông lạnh được tiêu thụ trên thị trường và đem lại doanh thu thực tế cho nhà đầu tư được tính toán

là 2,5 tháng (75 ngày). Do đó nhu cầu vay vốn lưu động thực tế chỉ bằng 20% nhu cầu vốn lưu động cả năm cho hoạt động chế biến lợn sữa.

- Đối với dây chuyền giết mổ và chế biến thực phẩm từ lợn thịt, công suất 350 con/ ngày thực hiện với công suất thực tế đạt 80% công suất tối đa. Vòng quay lưu động kể từ khi lợn nái sinh sản cho tới khi có lợn thương phẩm làm đầu vào cho dây chuyền giết mổ, chế biến và các sản phẩm chế biến được tiêu thụ đem lại doanh thu thực tế cho nhà đầu tư được nghiên cứu và tính toán là 7,5 tháng (225 ngày). Do đó nhu cầu vay vốn lưu động cho hoạt động này chỉ chiếm 63% nhu cầu vốn lưu động cả năm.

Phương án huy động vốn:

• Vốn tự có bằng tiền mặt của chủ đầu tư: 50.000.000.000 đ; chiếm 32% vốn cố định của dự án với chi phí sử dụng vốn 10% /năm.

• Phần vốn cố định 68% còn lại ứng với 106.963.000.000 đ, công ty huy động từ các nguồn sau:

- Vốn hỗ trợ của Nhà nước về chăn nuôi sạch theo quyết định 394 - QĐ – TTG ngày 13/3/2006, nghị định 61/CP ngày 04/6/2010 của chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, cơ sở chăn nuôi tập chung công nghiệp.

- Vốn vay tín dụng Nhà nước theo quy định hiện hành của Ngân hàng phát triển Việt Nam về ưu đãi đầu tư, dự án thuộc địa bàn khó khăn nằm trong quy chế được vay với lãi suất 8,4% /năm; thời hạn vay 8 năm, tiền lãi trả đều hàng tháng, năm đầu không phải trả nợ gốc, nợ gốc trả đều trong 7 năm.

- Căn cứ vào tiến độ dự kiến của dự án, hết năm đầu dự án xây dựng cơ bản hoàn thành 70% khối lượng công việc. Trong đó xây dựng 1 phần khu chăn nuôi và hoàn thành xây dựng cũng như lắp đặt thiết bị máy móc khu nhà máy chế biến để năm thứ 2 đưa dây chuyền chế biến lợn sữa đông lạnh vào hoạt động

trước đồng thời hoàn thiện quá trình xây dựng các hạng mục còn lại. Như vậy chi phí cố định trong năm 1 chiếm 70% tổng chi phí cố định của dự án.

• Vốn lưu động vay Ngân hàng thương mại với lãi suất 1,2% /tháng. - Năm đầu tiên dự án chưa cần huy động nguồn vốn lưu động.

- Nửa đầu năm thứ 2 dự án cần vốn huy động cho hoạt động chế biến lợn sữa, nửa sau năm 2 tiến hành nhập lợn về trại nên tăng thêm vốn lưu động dành cho thức ăn của lợn.

- Năm thứ 3 và thứ 4 dự án đã có thêm sản phẩm dở dang là lợn thịt đầu vào cho nhà máy chế biến, cần vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu của nhà máy chế biến và nguyên nhiên vật liệu đáp ứng nhu cầu chăn nuôi cho tổng đàn có mặt trong năm,

- Từ năm thứ 5 trở đi, vốn lưu động tăng thêm một phần do nhu cầu thay đàn giống, bổ sung giống..

Một phần của tài liệu DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM SẠCH, KHU CHĂN NUÔI XANH (Trang 41 -43 )

×