Nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 78 - 81)

III. Phân theo thời gian

c. Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan.

Chiến lược kinh doanh chưa chú trọng phát triển cho vay tiêu dùng.

Tín dụng của chi nhánh chủ yếu chú trọng đến cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ sản xuất mà ít chú trọng thị trường cho vay tiêu dùng.

Chi nhánh ngân hàng chú trọng đến các khách hàng mục tiêu là các công ty, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các khoản cho vay đối với các công ty, doanh nghiệp thường rất lớn, gấp nhiều lần so với các khoản cho vay tiêu dùng. Mặt khác, xem xét dưới góc độ ngân hàng, cho vay tiêu dùng phát sinh nhiều chi phí hơn cho vay kinh doanh và rủi ro là cao nhất trong hoạt động tín dụng. Đó chính là lý do khiến cho ngân hàng còn thận trọng khi cho vay. Nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng là rất cao, thường cao hơn các loại cho vay theo các loại hình khác của ngân hàng. Nếu quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng lớn thì chi phí bình quân mỗi món vay sẽ nhỏ và lợi nhuận thu được sẽ rất lớn. Với các công ty, doanh nghiệp giao dịch với Ngân hàng theo mối quan hệ lâu dài, việc tìm kiếm khách hàng mới sẽ gặp khó khăn hơn. Với việc đa dạng cải tiến sản phẩm cho vay nhằm thu hút nhiều khách hàng, thị trường cho vay tiêu dùng chính là mục tiêu nhắm đến của nhiều khách hàng. Vì vậy đây là thị trường rất nhiều tiềm năng và không nên bỏ ngỏ của chi nhánh.

Trình độ và nghiệp vụ của cán bộ tín dụng vẫn còn những hạn chế.

Cán bộ tín dụng là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng các khoản vay. Cán bộ tín dụng của chi nhánh đều là những người năng động

nhiệt tình, ham hiểu biết, có trách nhiệm nghề nghiệp cao. Bản thân mỗi cán bộ tín dụng không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ và kỹ năng đặc biệt trong thẩm định và quản lý các món vay, đảm bảo chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, kỹ năng mà cán bộ tín dụng còn thiếu là khả năng tiếp thị sản phẩm ngân hàng. Mặt khác, hiện nay đa số các khoản tín dụng cho vay tiêu dùng dựa vào tín chấp tiền lương, tiền lương vừa phải đảm bảo chi trả cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày vừa để thực hiện trả nợ, do đó khi thực hiện cho vay, tâm lý cán bộ tín dụng e dè, nhiều khi làm thời gian cho vay kéo dài, tạo phiền hà cho người đi vay. Bản thân mỗi cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Điều này bắt buộc mỗi cán bộ tín dụng phải am hiểu cả về lĩnh vực kinh doanh và thị trường tiêu dùng. Việc quản lý một số lượng lớn các hồ sơ trên các lĩnh vực khác nhau, cũng như việc nắm bắt sự biến động trên mỗi lĩnh vực này để đưa ra quyết định cho vay chính xác thật sự là gánh nặng đối với cán bộ tín dụng, nhát là trong thời điểm hiện tại. Sự không chuyên môn hóa làm ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cho vay của chi nhánh.

Chiến lược Marketing có hiệu quả chưa cao, không đạt được hiệu quả như ý

muốn đối với mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh.

Cho vay tiêu dùng là một hình thức khá mới mẻ và chỉ thực sự phát triển trong thời gian gần đây. Đối tượng hướng tới là những khách hàng cá nhân , những người có nhu cầu song ít có hiểu biết về dịch vụ ngân hàng và luôn e ngại khi đến ngân hàng. Vì vậy, một chiến lược Marketing là hết sức cần thiết. Marketing không chỉ trong lĩnh vực quảng bá sản phẩm cho vay tiêu dùng, mà còn tìm hiểu nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng nhằm đề ra chiến lược thu hút khách hàng, cũng như phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên chỉ có những ngân hàng thương mại cổ phần là thực sự chú trong và đạt hiệu quả đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, quá trình tiếp thị hình ảnh sản phẩm cho vay tiêu dùng đều chưa đạt hiểu quả như ý muốn. Các hoạt động tiếp thị chỉ dừng ở mức tiếp thị hình ảnh chung của ngân hàng chứ chưa có giới thiệu cụ thể về sản phẩm. Marketing chỉ chủ yếu thông qua hình thức quảng cáo, nhiều công cụ khác ít được sử dung: các hình thức PR, khuyến mại, bán hàng, Marketing trực tiếp… Việc nghiên

cứu đưa ra thị trường sản phẩm cho vay tiêu dùng có nết khác biệt so với ngân hàng là rất ít .

Với lợi thế là một ngân hàng có truyền thống, có mạng lưới chi nhánh rộng khắp trải trên địa bàn, cũng như các mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp, ngân hàng nên đạy mạnh các hoạt động Marketing .

Lãi suất cho vay chưa linh hoạt.

Lãi suất cho vay tiêu dùng luôn cao hơn so với lãi suất cho vay cho sản xuất kinh doanh .Tuy nhiên, người tiêu dùng luôn đặt vấn đề thỏa mãn lên hàng đầu,họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao.Song khi các ngân hàng đồng loại hướng phát triển cho vay tiêu dùng thì lãi suất một phần nào đó quết định hành động vay của khách hàng. Họ sẽ có sự so sánh lãi suất giữa các ngân hàng để lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất có lợi cho họ. Vì vậy, việc áp dung mức lãi suất giống nhau trong cùng thời hạn của các đối tượng khác nhau sẽ không hấp dẫn được khách hàng và từ đó ảnh hưởng đến doanh số cho vay tiêu dùng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w