Hoạt động đầu tư tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 48 - 51)

III. Phân theo thời gian

2.1.2.2 Hoạt động đầu tư tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội.

a> Tình hình kinh tế, chính trị, tín dụng trên địa bàn Thủ Đô Hà Nội ảnh

hưởng đến hoạt động Tín Dụng.

Năm 2007, Kính tế cả nước nói chung và kinh tế Thủ Đô nói riêng tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, nhưng năm 2008 kinh tế cả nước nói chung và thủ đô nói riêng tiếp tục phát triển tuy nhiên đã bị ảnh hưởng ít nhiều do sự suy giảm của ngành tài chính Ngân hàng trên Thế Giới, biểu hiện ở việc năm 2008 là năm có sự biến động lớn về lãi suất điều hành của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước, trong đó có Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã cố gắng tập trung nguồn lực, hoạt động có hiệu quả.

Tuy nhiên Ngân hàng No&PTNT Hà Nội vẫn còn gặp nhiều khó khăn:

+Tình hình biến động về các chính sách của Nhà nước như Quyết định củaNHNoVN; về chính sách điều hành tín dụng thay đổi liên tục ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như chính sách điều hành tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội. .

Ngân hàng trên địa bàn Thủ Đô

+ Vị trí đặt trụ sở cách xa trung tâm Thành phố cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội và các chi nhánh trực thuộc tuy đã được đổi mới nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh doanh đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngân hàng.

+ Tình hình kinh doanh chứng khoán của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng đã ảnh hưởng đến tình hình đầu tư tín dụng.

+Trong những tháng cuối năm 2007 thị trường bất động sản đóng băng từ đó cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình đầu tư tín dụng của các Ngân hàng, nhất là các Ngân hàng cho vay vốn đầu tư bất động sản và cho vay mua nhà

b> Kết quả hoạt động đầu tư tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội.

* Số hiệu tổng thể cho vay, thu nợ, dư nợ.

Năm 2007 chi nhánh Ngân Hàng Thanh Xuân và tháng 3/2008, 3 chi nhánh là Hoàn Kiếm,Tam Trinh,Đống Đa được bàn giao về Ngân Hàng TW trở thành chi nhánh cấp I. Vì vậy khi tiến hành so sánh tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng No & PTNT Hà Nội không thể so sánh 3 năm 2006,2007,2008 với nhau mà tách ra từng hai năm một để so sánh.

Bảng 2.4 Số liệu tổng thể cho vay, thu nợ, dư nợ năm 2006-2007

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đến 31/12/2006 Đến 31/12/2007 Tăng giảm so 2006 Tuyệt đối %

- Doanh số cho vay 3.895.120 4.358.951 463.831 11,9 - Doanh số thu nợ 3.248.950 4.001.592 752.642 23,1

- Dư nợ 2.456.883 3.461.917 1.005.034 40.91

- Nợ từ nhóm 3-nhóm 5 40.974 20.815 - Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,67 0,60

+ Tốc độ tăng giảm so với đầu năm:

- Doanh số cho vay năm 2007: 4.358.951trđ, tăng 463.831 trđ, tỷ lệ tăng 11,9% - Doanh số thu nợ năm 2007: 4.001.592 trđ, tăng 752.642 trđ, tỷ lệ tăng 23,1%.

- Dư nợ năm 2007 tăng 1.005.034 trđ trđ so với năm 2006, tỷ lệ tăng 40,9%. - Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tại thời điểm 31/12/2007 là 20.815 trđ, chiếm 0,6% tổng dư nợ toàn thành phố.

Bảng 2.5 Số liệu tổng thể cho vay, thu nợ, dư nợ năm 2007-2008

Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Đến 31/12/2007 Đến 31/12/2008 Tăng giảm so 2007 Tuyệt đối %

- Doanh số cho vay 2.928.268 3.729.502 801.234 27,3% - Doanh số thu nợ 3.001.589 3.028.395 16.806 0,55%

- Dư nợ 2.737.030 3.438.137 701.107 25,62%

- Nợ từ nhóm 3-nhóm 5 20.815 26.681

- Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,6 0,6

+ Tốc độ tăng giảm so với đầu năm:

- Doanh số cho vay năm 2008: 3.729.502trđ, tăng 801.234 trđ, tỷ lệ tăng 27,3% - Doanh số thu nợ năm 2008: 3.028.395 trđ, tăng 16.806 trđ, tỷ lệ tăng 0,55%. - Dư nợ năm 2008 tăng 701.107 trđ trđ so với năm 2007, tỷ lệ tăng 25,62% - Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tại thời điểm 31/12/2008 là 26.681 trđ, chiếm 0,6% tổng dư nợ toàn thành phố.

Kết luận:

Doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm sau tăng cao sp với năm trước do một số nguyên nhân sau:

+ Ngân hàng No&PTNT Hà Nội chủ trương mở rộng đầu tư tín dụng, tăng trưởng dư nợ vào một cách an toàn, sàng lọc khách hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ thời điểm cuối năm tăng cao đối với tất cả loại hình doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực.

+ Công tác đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn tốt hơn rất nhiều, do đó khi đến hạn các khoản cho vay đều thu được, nhiều món vay trả nợ trước hạn, số món cơ cấu lại nợ ít hơn.

+ Các món nợ khó thu hồi trong tổng dư nợ làm cho doanh số cho vay và thu nợ không tăng đã được XLRR và chuyển sang ngoại bảng.

* Cơ cấu đầu tư:

Mặc dù đến năm 2008 NHNo&PTNT Hà Nội tách ra 4 chi nhánh nhưng Dư nợ vẫn thuộc quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội vì vậy khi so sánh,phân tích số liệu về cơ cấu đầu tư ta có thể tiến hành so sánh trực tiếp 3 năm 2006,2007,2008 để thấy rõ sự hoạt động của ngân hàng những năm gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 48 - 51)

w