Xu thế phát triển cho vay tiêu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 81 - 84)

III. Phân theo thời gian

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHNO&PTNT HÀ NỘI.

3.1 Xu thế phát triển cho vay tiêu trong thời gian tới.

Nếu như các năm trước đây, các Ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ mà không quan tâm đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Họ đánh giá rằng quy mô các khoản vay tiêu dùng nhỏ trong khi chi phí cho nó cao mà hiệu quả không lớn nên từ chối cấp những khoản tín dụng này, do đó quy mô và doanh số cho vay tiêu dùng không đáng kể. Tuy nhiên, gần đây các Ngân hàng rất chú trọng cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng. Các đối tượng khách hàng được cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng chủ yếu là giáo viên, cán bộ nhân viên, công an, chủ doanh nghiệp, hộ gia đình, người về hưu… Đây là đối tượng cho vay có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo an toàn cho tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.

Thị trường tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là rộng lớn và đầy tiềm năng. Với một thị trường gồm 83 triệu dân, thu nhập của người dân ngày càng gia tăng cũng như đời sống của họ luôn được cải thiện đang tạo nên xu hướng tiêu dùng gia tăng. Ngoài nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở thì thu nhập của người dân là điều kiện để tăng nhu cầu về chất lượng cuộc sống. Chắc chắn nhu cầu về xe máy, ô tô và mua sắm trang thiết bị gia đình cũng sẽ tăng lên. Thêm vào đó, theo xu hướng của thời đại, nhu cầu xây nhà đẹp, sữa chữa nhà cho khang trang đẹp đẽ và tiện nghi cũng sẽ cao hơn. Trên thực tế nhu cầu về nhà ở đô thị ngày càng tăng. Nếu tính theo diện tích nhà ở bình quân ở đô thị là 11m2/người thì nhu cầu nhà ở đô thị hàng năm đòi hỏi tăng thêm trên 21 triệu m2. Hơn nữa, một số chính sách cởi mở của nhà nước như người dân được mua nhà ở tại các đô thị mà không cần hộ khẩu, dự kiến mở rộng đối tượng Việt Kiều được mua nhà và cho phép thực hiện thí điểm người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam… cũng làm tăng nhu cầu về nhà ở tại một số đô thị lớn. Các khoản chi phí lớn thông thường cần đến sự hỗ trợ tín dụng. Hiện tại, các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chưa sẵn sàng cung cấp cho người mua hàng, do vậy nguồn tín

dụng ngân hàng là sự lựa chọn đầu tiên. Mặt khác, trên thực tế người tiêu dùng Việt Nam đã quen với việc vay vốn Ngân hàng để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của mình. Với một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng như vậy các ngân hàng hiện nay đều vào cuộc với các chương trình khá phong phú như cho vay mua xe, mua đất dự an, mua nhà trả góp, xây dựng và sửa chữa nhà ở… Về phía người đi vay, các khoản tín dụng cá nhân mang nhiều thuận lợi. Khách hàng sẽ có một khoản tiền lớn ngay lúc cần thiết để chi tiêu và hoàn trả dần thu nhập trong tương lai. Trong những trường hợp cần gấp thì lãi suất vay ngân hàng hợp lý hơn so với khách hàng phải vay “nóng” bên ngoài. Thời hạn cho vay và phương thực trả nợ linh hoạt căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng. Phương án xấu nhất đối với khách hàng chỉ xảy ra khi họ không trả được nợ cho ngân hàng nên phải “chia tay” với tài sản của mình. Tuy nhiên, nếu khách hàng thực hiện đúng với những yêu cầu của ngân hàng và mua bảo hiểm theo khuyến nghị của Ngân hàng thì rủi ro sẽ được hạn chế. Mặt khác, điều kiện và thủ tục để có được khoản vay tiêu dùng cũng không quá phức tạp cho khách hàng. Họ chỉ cần xác minh có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cũng địa bàn tỉnh, thành phố, nơi có chi nhánh của ngân hàng mà họ định vay tiền hoạt động. Người vay chỉ cần xác nhận mức thu nhập hàng tháng ổn định và đảm bảo được khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay hợp lý.

Dù có nhiều tiềm năng, các Ngân hàng thừa nhận, cho vay tiêu dùng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Trước hết là các ngân hàng vẫn chưa có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ thu nhập của khách hàng cũng như nắm được chuyện thay đổi công ăn việc làm hay chỗ ở của người đi vay. Thêm vào đó tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản cũng là một nguyên nhân gây nhiều rủi ro cho ngân hàng khi cho vay mua nhà, đổi nhà. Vào thời điểm quý II năm 2007, báo cáo của các tổ chức nước ngoài như Merrill Lynch và HSBC được xem như gáo nước lạnh làm cho thị trường chứng khoán đang suy giảm lại càng suy giảm thêm. Chỉ thị 03 có hiệu lực khống chế cho vay đầu tư chứng khoán nhưng lại không hạn chế cho vay bất động sản, các ngân hàng thương mại thực hiện tăng cường cho vay đầu tư bất động sản và cho vay thương mại vì điều này rất có lợi cho họ bởi vì vừa làm giảm tỷ lệ cho vay 3% đầu tư

chứng khoán theo quy định của Ngân hàng nhà nước, vừa tăng thu lãi. Ngay trong năm 2008, nhiều chương trình tín dụng bất động sản hấp dẫn được giới thiệu tại Eximbank, AB Bank, Techcombank, Habubank… Các chương trình tín dụng bất động sản nhà ở này có chung một số đặc điểm đáng chú ý: Bất động sản hình thành từ nguồn tín dụng đi vay được sử dụng làm tài sản thế chấp, thời hạn cho vay 10-15 năm, cá biệt có khoản vay tới 30 năm, lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ ngắn hạn, thường là 3 tháng, mức lãi suất được áp dụng thống nhất cho các khách hàng theo quy định của mỗi ngân hàng. Phân loại tín dụng chỉ duy nhất cấp hoặc không cấp tín dụng. tuy nhiên giá bất động sản bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực tế của nó. Có từ 50-60% người mua bất động sản để thực hiện đầu cơ. Cho vay bất động sản chứa đựng nguy cơ rủi ro cao. Nhiều ngân hàng ngừng cho vay, thu hồi nợ từ các khoản cho vay bất động sản.

Trong giai đoạn hiện nay, do giá cả leo thang quá cao, để kiềm chế lạm phát, ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ và tín dụng như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, bắt buộc các ngân hàng phải mua 20400 tỷ đồng tín phiếu kho bạc… Để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và đủ tiền mua tín phiếu, các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất huy động làm cho gia tăng lãi suất cho vay. Cuộc chạy đua gia tăng lãi suất huy động và các hình thức khuyến mãi đối với người gửi tiền đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ giữa các ngân hàng, ngay cả với những ngân hàng có uy tín cao cũng không tránh khỏi bởi nếu vẫn giữ nguyên mức lãi suất khách hàng sẽ ồ ạt rút tiền gửi vào các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn. Lãi suất huy động tăng kéo theo lãi suất cho vay cũng gia tăng. Theo quy định của ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại chỉ được cho vay không quá 150% so với lãi suất cơ bản tức là 18%. Bản thân các ngân hàng có sự tính toán rất kỹ giữa nguồn huy động và cho vay vừa nhằm đảm bảo mang lại lợi nhuận và quan trọng là đem lại sự an toàn cho ngân hàng. Hơn nữa không phải khách hàng nào cũng được cho vay, ngân hàng chỉ thực hiện cho vay đối với khách hàng có quan hệ lâu năm, có tài chính minh bạch. Đây cũng là điều đương nhiên trong giai đoạn thắt chặt tín dụng và có nhiều rủi ro trong giai đoạn hiện nay.

Trong khi nền kinh tế suy giảm, việc làm, thu nhập bị ảnh hưởng tâm lý tự nhiên xã hội cũng tự co lại về nhu cầu. Vậy việc tăng tín dụng tiêu dùng này thực chất bao nhiêu là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng?

Tín dụng tiêu dùng lại có chiều hướng nghiêng về mua nhà - đất, nếu vay khoảng 300-500 triệu, thời hạn trả từ 3-15 năm thì cũng là một khoản chi phí khá lớn trong tổng chi tiêu của một gia đình trong tháng (ở Mỹ mức trả góp không vượt quá 31% thu nhập của hộ gia đình mới đảm bảo khả năng trả nợ).

Phần lớn (có thể nói gần như 100%) cho vay tiêu dùng được cấp tín dụng trung - dài hạn. Điều này nếu bị lạm dụng thái quá sẽ tăng thêm rủi ro kỳ hạn cho NHTM. Trong bối cảnh kinh tế năm 2009, yêu cầu quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp để tránh rủi ro kỳ hạn.

Nguồn vốn của NH chủ yếu là kỳ hạn từ 9 tháng trở xuống, cho vay tiêu dùng lại từ 3 đến 15 năm, rủi ro kỳ hạn rất lớn. Trong quý I&II/2008, các NH bị thiếu thanh khoản là những NH có tỉ lệ cho vay trung và dài hạn, đặc biệt là cho vay lĩnh vực BĐS ở mức cao so cơ cấu tài sản có hợp lý.

Đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng/tổng dư nợ của các NH còn khá thấp. Tỉ trọng này ở nhóm NHTM nhà nước vào khoảng trên - dưới 4%, ở các NHTM cổ phần từ 6%-10%. Có thể vì vậy mà NHNN chưa có động thái kiểm tra, giám sát cho vay tiêu dùng.

Tuy nhiên, hậu quả gây ra cho hệ thống NH và cả nền kinh tế do tăng trưởng tín dụng quá mức năm 2007, đặc biệt cho vay kinh doanh CK và cho vay BĐS (trong đó có cho vay tiêu dùng mua BĐS) vẫn còn nguyên tính thời sự. Không thể khẳng định một phần vốn vay tiêu dùng có thể đổ vào các kênh đầu tư trên khi cơ hội đến.

Vừa qua, NHNN mới yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo dư nợ và mức lãi suất cho vay thoả thuận. Trước tình trạng cho vay tiêu dùng ồ ạt như hiện nay, rất cần kiểm tra tình hình, đánh giá thực trạng tín dụng tiêu dùng của các NH để đưa ra các cảnh báo và quy định điều chỉnh (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của hệ thống NH cũng như lợi ích của cá nhân vay vốn tín dụng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 81 - 84)

w