Nhà nước và ngân hàng cùng đề ra những kế hoạch khả thi đưa lĩnh vực tài chính ngân hàng tiến ra thế giớ

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế,, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quố doanh việt nam (Trang 79 - 85)

- Công tác thẩm định dự án bảo lãnh làm sơ sài, thiếu cơ sở nghiên cứu, phân tích kinh tế cơ bản; ngoài ra ngân hàng thương mại quố c doanh

2.Nhà nước và ngân hàng cùng đề ra những kế hoạch khả thi đưa lĩnh vực tài chính ngân hàng tiến ra thế giớ

vực tài chính ngân hàng tiến ra thế giới

Nhân dân ta có câu “Một người hay lo bằng cả kho người hay làm”. Thực tế cho thấy, ta có đức tính tốt là chăm chỉ, cần cù nhưng lại chưa chứng minh được là người nhìn xa trông rộng. Rất nhiều những tồn tại về kinh tế, xã hội hiện nay là do khi xưa không tính đến sự phát triển của ngày hôm nay. Chính vì vậy chúng ta cần có một kế hoạch phát triển lâu dài.

Xây dng trung tâm tài chính quc tế ti Vit Nam

Điều này xem chừng có vẻ viển vông đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tuy nhiên có không ít học giả trong và ngoài nước cho rằng

điều này có thể. Hiện nay với số dân gần 80 triệu người, Việt Nam đứng thứ

12 trong số các nước đông dân nhất thế giới; Việt Nam có nguồn nhân lực cần cù và được đào tạo tốt; Việt Nam có nền chính trị vững mạnh và ổn định; Việt Nam lại nằm trung tâm của vùng kinh tế năng động nhất thế giới và rất gần các trung tâm kinh tế và tài chính quốc tế như Tokyo, Hongkong, Singapore.... Với tiềm năng đã có Việt Nam xứng đáng có vị trí lớn hơn trong bản đồ kinh tế và tài chính quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh, mà xưa kia vốn là “Hòn ngọc Viễn Đông” đang có những dấu hiệu lấy lại vị trí đã mất. Tính

đến năm 2000 thành phố Hồ Chí Minh có 30 đơn vị và chi nhánh của các ngân hàng thương mại quốc doanh, 23 đơn vị và chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 30 chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 công ty tài chính liên doanh với nước ngoài, 3 công ty tài chính cổ phần và nhiều công ty bảo hiểm trong ngoài nước. Tháng 7 năm 2000, tại thành phố Hồ Chí Minh đã khai trương trung

tâm giao dịch chứng khoán với sự ra đời hàng loạt công ty chứng khoán. Tuy nhiên để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế khu vực chúng ta cần phải từng bước thực hiện một số chính sách sau:

- Về mặt luật pháp từng bước xoá bỏ sự phân cách giữa thị trường tài chính quốc tế và thị trường tài chính trong nước;

- Phát triển thị trường ngoại tệ;

- Tiếp tục phát triển mạnh mẽ thị trường tài chính phi ngân hàng;

- Thi hành chính sách giảm, miễn thuế đối với các ngân hàng trong nước và quốc tế ;

- Phát triển cơ sở hạ tầng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khi thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế của khu vực, nơi đây sẽ trở thành môi trường lý tưởng để các ngân hàng thương mại quốc doanh tiếp cận, giao dịch với khách hàng quốc tế và dần dần vươn lên trở thành các ngân hàng thương mại quốc tế.

Kế hoch phát trin ra ngoài biên gii quc gia

Các ngân hàng thương mại quốc doanh cần có kế hoạch phát triển ra ngoài biên giới quốc gia. Đây là điều tất yếu trong quá trình phát triển một ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế của ta hiện nay đặt ra cho các ngân hàng nhiều mối quan tâm: liệu con đường đi, mô hình kinh tế

như thế nào, thì phù hợp.

Điều đầu tiên, nhà nước cần đề ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ của ngân hàng ra nước ngoài. Mục đích là làm cho các ngân hàng nói riêng và các định chế tài chính nói chung có thể tiếp cận tới các thị trường khu vực và thế giới có hiệu quả.

Thứ hai là các ngân hàng cần quan tâm đến các mô hình kinh tế. Nước ta với chủ trương mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các ngân hàng thương mại quốc doanh thành các ngân hàng mạnh có khả năng hoạt động trên phạm vi khu vực và toàn cầu đã trở thành yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên xây dựng các ngân hàng thương mại quốc doanh thành các ngân

hàng quốc tế theo mô hình nào, bước đi như thế nào là vấn đề chúng ta cần nghiên cứu thử nghiệm, rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần. Khác với các ngân hàng quốc tế của các nước phát triển mục tiêu tìm kiếm thị trường ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia là nhằm chuyển vốn dư thừa tại chính quốc sang các nước kém phát triển hơn để nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Mục tiêu trước hết của các ngân hàng quốc doanh Việt nam phát triển ra ngoài phạm vi quốc gia phải đóng vai trò trung gian chuyển vốn từ các trung tâm tài chính về trong nước nhằm góp phần công nghiệp hoá và hiện đại hoá

đất nước. Khi chúng ta phát triển ra ngoài một cách quá vội vàng, với trình độ

của một người có thể nói là “học nghề” như chúng ta, thất bại nặng nề là cái có thể thấy được. Chính vì vậy, chiến lược đề ra là chắc chắn, vừa làm vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm của những nước đi trước từ đó đề ra sách lược

đúng đắn cho mình

Thứ ba là các ngân hàng đưa ra kế hoạch phát triển trở thành Ngân hàng quốc tế của riêng mình. Trong dự thảo chiến lược đến năm 2010 của một số Ngân hàng thương mại quốc doanh có ghi phấn đấu đến năm 2010 ngân hàng sẽ trở thành một ngân hàng quốc tế trong khu vực. Mục tiêu là như vậy, nhưng điều quan trọng là các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam phải có những bước đi thích hợp, chuẩn bị các tiền đề cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra. Thời gian để các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam chuẩn bị các điều kiện để hội nhập với cộng đồng tài chính trong khu vực và toàn cầu không còn nhiều nữa. Phù hợp theo những mốc thời gian mà chúng ta cam kết với các tổ chức như: AFTA, APEX và WTO, các Ngân hàng thương mại quốc doanh cần đặt ra các lịch trình phát triển ra bên ngoài như sau:

- Ngân sách hàng năm để trả cho ngân hàng

- Sử dụng nguồn vốn của quỹ dự phòng rủi ro để tiến hành xử lý bớt nợ

- Đưa ra các kế hoach tốt để tổ chức việc khai thác tài sản thế chấp, tài sản cầm cố…..như tổ chức cho thuê, bán, khoán sử dụng…

- Tăng cường làm tốt qui trình thẩm định, xét duyệt cho vay một cách cẩn trọng dựa trên cơ sở tính khả thi của dự án, của phương án kinh doanh

Bên cạnh việc tích cực xử lý nợ xấu, các ngân hàng cũng phải đề ra những chiến lược tăng cường sức mạnh tài chính. Chỉ khi qui mô vốn của ngân hàng lớn mới có thể phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế. Nguồn vốn có thể tăng thêm từ việc trình xin Chính phủ (Một khoản khá lớn và rất quan trọng nếu xin được). Trong khi chờ đợi, ngân hàng cần tích cực mở rộng nguồn thu, tăng lợi nhuận thậm chí có thể đi vay nếu cảm thấy cần thiết.

Cơ cu li t chc h thng – m rng mng lưới

Cùng với các giải pháp cải thiện tình hình tài chính, các ngân hàng cần xây dựng và mở rộng mạng lưới hoạt động cả ở trong nước cũng như ngoài nước, tạo điều kiện đưa dịch vụ ngân hàng đến gần với khách hàng. Về cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bản, ở trong nước các ngân hàng thương mại quốc doanh đã có mạng lưới rộng khắp cả nước nhưng so với yêu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế đã phát triển như vũ bão cũng như yêu cầu của hội nhập kinh tế thì chưa đáp

ứng được, đặc biệt là mạng lưới ở nước ngoài.

Tái cơ cấu tổ chức theo đối tượng khách hàng kết hợp với sản phẩm.

Điều quan trọng là các ngân hàng thương mại cần có một mô hình tổ chức khoa học, hoạt động có hiệu quả, hướng tới chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng. Cơ cấu tổ chức phòng ban hiện nay tỏ ra lỗi thời không đáp

ứng được đòi hỏi này. Mô hình đối tượng khách hàng kết hợp với sản phẩm (mà đang được Vietcombank thử nghiệm) tỏ ra đáp ứng được đòi hỏi của môi trường kinh tế mới. Theo mô hình này, cấu trúc phòng ban được phân theo 4 khối cơ bản : Khối bán lẻ (retail banking - Từ nay đến năm 2005, các ngân hàng thương mại quốc doanh cải tổ mạnh mẽ về cơ cấu , tổ chức và hoạt động

cử cán bộ nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài đặc biệt là khảo sát cơ

hội kinh doanh tại Singapore và Hongkong ;

- Sau năm 2005 sẽ mở chi nhánh hoặc công ty con ở Singapore hoặc Hongkong và các nước trong khu vực và trở thành ngân hàng quốc tế khu vực;

- Sau năm 2010 sẽ mở chi nhánh hoặc công ty con tại thị trường London hoặc New York và trở thành Ngân hàng quốc tế toàn cầu.

3.Từng ngân hàng phải đưa ra và thực hiện tốt đề án tái cơ cấu của mình

Xét về mặt cơ chế hoạt động thì các ngân hàng TMQD Việt nam đều không hiệu quả. Muốn nâng cao được chất lượng dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng quốc tế nói riêng, thì mỗi ngân hàng phải tiến hành tái cơ cấu lại. Muốn vậy thì đề án tái cơ cấu phải khoa học, có tính khả thi và đạt hiệu quả cao khi thực hiện và hơn nữa phải được chinh phủ phê duyệt.

Mc tiêu quan trng hàng đầu là cơ cu li tình hình tài chính.

Một trong những vấn đề nhức nhối nhất đối với các ngân hàng TMQD Việt nam hiện nay là vấn đề nợ xấu. Để xử lý nợ xấu, mỗi ngân hàng cần xây dựng đề án xử lý nợ tồn đọng

Nợ của Ngân sách nhà nước có thể yêu cầu Bộ Tài chính đưa vào kế

hoạch chi Ngân hàng); Khối phục vụ doanh nghiệp (corperate banking); Khối

định chế tài chính (financial institution) và Khối quản lý vốn (treasury). Khách hàng thuộc đối tượng phục vụ của khối nào sẽ được cung cấp các dịch vụ ngân hàng đặc thù phù hợp với họ thông qua một đầu mối duy nhất, Hỗ trợ

cho hoạt động của các bộ phận trên là Khối hỗ trợ bao gồm các phòng, bộ

phận hậu cần/hành chính/tham mưu với nhiệm vụ đảm bảo cho các khối kinh doanh vận động thông suốt. Với việc thực hiện tốt tổ chức hoạt động của ngân hàng, tiến tới hình thanh văn hoá kinh doanh/quản lý rõ ràng.

Nâng cao hiu qu qun lý và tăng cường k năng qun tr ri ro.

Cách tốt nhất để nâng cao hiệu lực quản trị của Ban lãnh đạo đó là tiếp cận và vận dụng tốt mô hình quản lý ngân hàng hiện đại. Để làm được như

vậy, các ngân hàng cần lập ra Uỷ ban quản lý rủi ro và hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có. Để có được lý luận tốt nhất về quản trị ngân hàng, các ngân hàng nên nhờ các nhà tư vấn quốc tế, Ngân hàng Thế giới trợ giúp hoàn thành cuốn Cẩm nang quản trị rủi ro ngân hàng của riêng mình

Tăng cường tính minh bch, nâng cao năng lc kim tra/kim toán ni b,

đảm bo an toàn và hiu qu trong hot động kinh doanh

Muốn có được sự phát triển mọi mặt của ngân hàng , Bộ phận kiểm tra/kiểm toán nội bộ phải được kiện toàn và chú trọng phát triển một cách tương ứng nhằm đảm bảo tính tuân thủ đối với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và các điều kiện pháp lý khác. Hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTMQD hiện nay bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, dẫn đến làm giảm hiệu quả

kiểm toán nội bộ. Muốn vậy các NHTMQD cần:

- Nghiên cứu để áp dụng các chuẩn mực và phương pháp kế toán hiện

đại theo tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động kiểm toán của ngân hàng mình. Muốn vậy các ngân hàng nên nhờ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, tích cực mở các cuộc hội thảo để cuối cùng có thể xây dựng được một Cẩm nang về kiểm tra/kiểm toán nội bộ hoàn thiện nhất có thể

- Đầu tư đúng mức vào việc phát triển đội ngũ nhân viên kiểm toán nội bộ, có thể gửi đi đào tạo ở nước ngoài những nhân viên cũ có năng lực, tuyển nhân viên mới là các sinh viên xuất sắc, sa thải những nhân viên đã vi phạm, biển thủ hoặc có năng lực kém. Ngoài ra các ngân hàng cần chú trọng tới đầu tư vào phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho công tác kiểm toán. Một điều rất quan trọng đó là các lãnh đạo ngân hàng cần phải đưa ra các mục tiêu, định hướng chiến lược cho công tác kiểm toán nội bộ của ngân hàng mình; nên chú trọng vào việc xem xét đánh giá, phát hiện và đề xuất các phương án để

phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn

Tiếp tc đổi mi công ngh, đưa nhiu tin ích ngân hàng mi vào phc v (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền kinh tế đất nước nói chung và ngân hàng nói riêng đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới do đó vấn đề phát triển công nghệ

mang tính sống còn. Với tình hình công nghệ ngân hàng hiện nay, chúng ta còn quá lạc hậu so với khu vực, chưa đáp ứng được đòi hỏi của hội nhập. Để

chủ động hội nhập, các ngân hàng cần mở rộng đầu tư nâng cấp hệ thống tin học, tổ chức nối mạng trực tuyến giữa các chi nhánh với Hội Sở chính. Tăng cường đầu tư, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như ngân hàng điện tử, máy ATM, hệ thống quản lý thông tin MIS, máy móc chuyên dụng phục vụ cho kinh doanh tiền tệ, chứng khoán…

Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ

Nhân tố quyết định cho thành công luôn là nhân tố con người. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được coi là nền tảng của sự phát triển. Các ngân hàng nên thường xuyên:

- Tổ chức nhiều lớp đào tạo, đào tạo lại cán bộ thông qua các hội nghị

chuyên đề, lớp tập huấn trong nước và các khoá học ngắn, dài ngày ở nước ngoài. Đặc biệt các ngân hàng nên phối hợp với các ngân hàng nổi tiếng nước ngoài như Citibank hay tổ chức quốc tế như World bank tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề

- Tổ chức kiểm tra, sát hạch đánh giá trình độ của cán bộ tre để có kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho nhu cầu trước mắt cũng như dài lâu. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ.

- Tổ chức thi tuyển nhân viên một cách nghiêm minh để có thể tuyển chọn những người xứng đáng, đủ năng lực phẩm chất.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế,, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quố doanh việt nam (Trang 79 - 85)