- Công nghệ thanh toán quốc tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; hệ thống thanh toán quốc tế trong nội bộ hệ thống của từ ng Ngân hàng tuy đ ã
2. Tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhằm thu lợi nhuận ở các ngân hàng quốc doanh Việt Nam
2.4. Bảo lãnh ngân hàng
Điều kiện bảo lãnh
Các doanh nghiệp muốn được bảo lãnh phải có các điều kiện sau:
♦ Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật.
♦ Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng
♦ Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh ♦ Có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi
Do là bảo lãnh quốc tế nên phải:
♦ Khoản vay xin bảo lãnh nằm trong tổng hạn mức vay nước ngoài
được chính phử phê duyệt
♦ Có hợp đồng vay vốn nước ngoài
♦ Có khả năng trả nợ, đề án khả thi có khả năng sinh lời
♦Có văn bản của doanh nghiệp đề nghị ngân hàng Nhà nước Việt nam cấp hạn mức vay vốn nước ngoài và đã được phê duyệt
♦ Thực hiện thanh toán quốc tế qua Ngân hàng cần xin bảo lãnh
Thực trạng bảo lãnh ngân hàng tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam những năm gần đây
Trước những năm 1990, chỉ có Ngân hàng Ngoại thương Việt nam
được Chính phủ chỉđịnh làm nhiệm vụ bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
Sau năm 1990, các ngân hàng thương mại quốc doanh đều triển khai nghiệp vụ bảo lãnh và cho đến ngày nay nghiệp vụ bảo lãnh đã trở thành một trong những nghiệp vụ kinh doanh lớn của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Đến ngày 30 tháng 9 năm 2001, số dư bảo lãnh của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh trên 10.000 tỷ đồng. Các hình thức bảo lãnh ngân hàng được các ngân hàng thương mại quốc doanh quan tâm như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh phục vụ đầu tư xây dựng, bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm.
Bảo lãnh vay vốn nước ngoài: trong điều kiện nhu cầu vốn của nền kinh tế
nước ta rất lớn, nhu cầu đối với bảo lãnh vay vốn, đặc biệt là bảo lãnh vay vốn nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tính đến cuối năm 1999, các Ngân hàng thương mại quốc doanh đã có dư nợ bảo lãnh vay vốn xấp xỉ 4000 tỷ VND, đến 30/9/2001 các Ngân hàng thương mại quốc doanh đã có dư nợ bảo lãnh vay vốn trên 2000 tỷ
VND.
Bảo lãnh phục vụ đầu tư xây dựng: bảo lãnh ngân hàng trong đấu thầu thi công, xây lắp như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng đã ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu xây dựng các cơ
sở hạ tầng của nền kinh tế. Tính đến 30 tháng 9 năm 2001, số dư bảo lãnh của các ngân hàng thương mại quốc doanh trong đầu tư xây dựng khoảng 6000 tỷ đồng, riêng Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam là trên 4000 tỷ đồng.
Bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm: Vào những năm 1996-1997- 1998, các Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam mở rộng hình thức bảo lãnh mở
thư tín dụng trả chậm dẫn đến tình trạng nợ quá hạn bảo lãnh thư tín dụng quá lớn, ví dụ như tại Ngân hàng Công thương Việt nam số dư bảo lãnh quá hạn dẫn đến hậu quả ngân hàng trả thay cho khách hàng là 232,7 triệu USD . Sau
đó nhờ sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại quốc doanh đã chấn chỉnh hình thức bảo lãnh mở thư tín dụng trả
chậm. Tuy nhiên cho đấn nay số dư bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm vẫn còn rất lớn. Tính đến 30 /4/2001, số dư bảo lãnh mở L/C trả chậm của các Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam trên 4000 tỷ VND .
Mặc dù nhìn chung các dự án được các ngân hàng quốc doanh bảo lãnh
đã phát huy được hiệu quả, trả được nợ vay, tăng thêm năng lực tài chính cho các doanh nghiệp. Nhưng cũng cần phải nhận thấy một số dự án bảo lãnh ngân hàng không hiệu quả và ngân hàng thương mại quốc doanh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng. Số dự án không có hiệu quả mà ngân hàng đã bảo lãnh chiếm khoảng 20 – 30% trên tổng số dự án đã bảo lãnh. Những dự án được ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh không có hiệu quả kinh tế và việc chậm thanh toán nợ nước ngoài đã làm ảnh hưởng
đến uy tín của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam. Trong thời gian gần đây có khá nhiều những dự án mà các ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh để vay vốn nước ngoài kém hiệu quả kinh tế, ví dụ như: dự
án của Công ty Thuỷ tinh Miền Trung, một số dự án nhà máy đường, dự án mua tàu của Tổng công ty đường thuỷ, dự án nhập dây chuyền nhuộm của
Công ty dệt 8/3, dự án của Công ty rượu bia Vĩnh phú. Những nguyên nhân của tình hình trên có thể khái quát như sau: