Tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế,, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quố doanh việt nam (Trang 30 - 32)

2 .Tiến hành kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Tín dụng quốc tế

2.1.Tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu

Khi hai bên thanh toán quốc tế bằng L/C qua ngân hàng thương mại, ngoài việc ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua L/C để thu phí, ngân hàng còn có thể kinh doanh thông qua hình thức tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu.

Ngân hàng thương mi có th tài tr tín dng cho người xut khu:

- Cho phép người xuất khẩu được hưởng một hạn mức thấu chi

để sử dụng cho mọi khoản chi phí phục vụ xuất khẩu.

- Cho người xuất khẩu vay trước khi giao hàng để mua nguyên liệu, chế biến, sản xuất hàng hoá xuất khẩu theo đúng L/C qui định, theo đúng hợp đồng ngoại thương đã ký kết. Nhà xuất khẩu có thể dựa vào L/C để nhờ

ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo đúng L/C qui định.

- Cho vay tạm ứng bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu sau khi người xuất khẩu giao hàng nhưng trước khi người nhập khẩu thanh toán.

Điều này có nghĩa là trong khi chờ đợi người nhập khẩu thanh toán, ngân hàng thương mại sẽ ứng trước tiền cho người xuất khẩu với bảo đảm là bộ

chứng từ thể hiện hàng hoá đã được giao.

Các ngân hàng thương mi có th tài tr cho người nhp khu:

- Tài trợ nhập khẩu có thể được ngân hàng thương mại cung cấp thông qua việc cho vay ký quỹ mở L/C. Điều này có thể được thực hiện là do các ngân hàng thương mại dựa vào bảo đảm của hàng hoá liên quan và dựa vào việc ngân hàng kiểm soát chứng từ sở hữu hàng hóa. Tuỳ theo tình hình tài

chính, khả năng thanh toán, quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng mà ngân hàng quyết định mức ký quỹ cao hay thấp, cho vay hay không cho vay

- Khoản cho vay dựa trên hàng nhập khẩu (Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu): nếu người nhập khẩu không có khả năng thanh toán cho hối phiếu phải thu của anh ta từ tài khoản thanh toán thì ngân hàng thương mại có thể cấp một khoản tín dụng cho người nhập khẩu khi ngân hàng thương mại có thể kiểm soát được hàng hoá thực sự ví dụ như trong một kho hàng. Trong trường hợp này giấy biên nhận kho hàng (làm theo lệnh của ngân hàng) có thể giao cho ngân hàng sở hữu sau khi hàng hoá tới nơi nhưng người nhập khẩu chưa cần. Hàng hoá được giữ trong kho và xuất kho theo lệnh của ngân hàng, nhưng khách hàng có thể nhận hàng từng phần trên cơ sở thanh toán.

Hoá đơn tín thác (Trust receipt - T/R): người nhập khẩu có thể nhận tài trợ từ ngân hàng thương mại để nhập khẩu hàng hoá theo cách sau: khi nhận

được vận đơn, nhà nhập khẩu ký trên một chứng từ pháp lý được gọi là hoá

đơn tín thác. Theo các điều kiện và điều khoản của hoá đơn tín thác, nhà nhập khẩu phải cam kết:

- Uỷ thác cho ngân hàng nắm giữ hàng hoá; - Thay mặt ngân hàng bán hàng hoá;

- Mua bảo hiểm loại A cho hàng hoá;

- Thanh toán cho ngân hàng trên cơ sở việc bán hàng cộng với lãi suất; - Đáp ứng những yêu cầu khác theo yêu cầu và quy định trong hoá đơn tín thác;

- Nhà nhập khẩu sẽ phải thanh toán trong thời hạn đã quy định trong hoá đơn tín thác, việc thanh toán thực hiện vào ngày đến hạn hoặc sớm hơn.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế,, giải pháp hoàn thiện phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quố doanh việt nam (Trang 30 - 32)