Môi trường vật chất

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 55 - 56)

- Quy tắc sử dụng:

2.1.8.6.Môi trường vật chất

Môi trường vật chất đồi với các ngân hàng được thể hiện qua: Hệ thống văn phòng, nội thất, trang thiết bị, máy móc tại các điểm giao dịch bao gồm: hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch…và đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong quá trình làm việc.

Maritime Bank đã có sự đầu tư lớn về cơ sỏ vật chất và trang thiết bị làm việc. Năm 2006 khi Marittime chuyển hội sở chính về Hà Nội, đánh dấu một bước phát triển mới của ngân hàng với một cở sở vật chất khang trang và tốt đẹp hơn. Trong những năm 2007, 2008, 2009 Maritime Bank đã đầu tư xây dựng hệ thống văn phòng với nội thất, mày móc hiện đại. Như trong năm 2007 chi phí mở mới các chi nhánh và phòng giao dịch và mua sắm trang thiết bị mỗi năm lên tới gần 40 tỷ VNĐ; hoàn thành việc mua đất để xây dựng trụ sở cho các chi nhánh lớn như Chi nhánh Hồ Chí Minh, Chi nhánh Sài Gòn, Chi nhánh Nha Trang với tổng số tiền là 100,1 tỷ đồng; đầu tư 12 xe chở tiền cho các chi nhánh trên toàn quốc với tổng số tiền là 5,5 tỷ đồng; Đầu tư tài sản khác như: Mua máy móc thiết bị:4.554 triệu đồng; Công cụ quản lý: 2.527 triệu đồng; Phương tiện vận tải:5.507 triệu đồng; Phần mềm máy tính: 908 triệu đồng; Các loại tài sản khác: 2.641 triệu đồng với tổng chi phí là:16.137 triệu đồng

Sau khi thành công giai đoạn I dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán mới được hoàn thành, Maritime Bank đã tổ chức nghiên cứu và khai thác tốt hệ thống, từng bước làm chủ công nghệ, đưa việc vận hành hệ thống vào nề nếp và tự triển khia hệ thống tin học mới cho các đơn vị Maritime Bank mới thành lập.

Hiện nay Maritime Bank là NHTMCP duy nhất ở Việt Nam tiếp tục triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II bao gồm các hoạt động sau: xây dựng hệ thống dự phòng, hệ thống an ninh mạng và hệ thống ngân hàng điện tử và luôn đảm bảo ở trạng thái sẵn sàng, thông tin quản lý MIS hiện đại. Công nghệ thông tin của ngân hàng được nâng cao tạo cơ sở hạ tầng vững chắc để triển khai sản phầm ngân hàng điện tử, thẻ Internet Banking, Phone Banking, ATM…

2.1.8.7. Quy trình

Có thể thấy quy trình và thủ tục ngân hàng vẫn là vấn đề làm khách hàng than phiền nhiều nhất. Các doanh nghiệp SMEs thường rất khó tiếp cận với nguồn vốn ngân

hàng, và khi có điều kiện tiếp cận lại không biết làm thế nào để hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn bởi nó quá phức tạp và nhiều chi tiết.

Vì vậy Maritime Bank đặc biệt quan tâm nhiều tới vấn đề cải tiến và làm gọn nhẹ quy trình thủ tục để thỏa mãn tối đa khách hàng. Và đây cũng là yếu tố có thể tạo nên sự cạnh tranh hiệu quả giữa các ngân hàng. ACB được biết đến nhiều nhất nhờ thủ tục cho vay nhanh chóng. An Bình Bank còn cam kết sẽ giải ngân cho khách hàng vay tiêu dùng sau 24 tiếng, Techcombank cũng cam kết giải ngân cho sản phẩm này sau 48 tiếng làm việc. Để cạnh tranh với các ngân hàng đó thì Maritime Bank đã áp dụng quy trình hết sức khoa học và chuyên nghiệp: Quy trình khi khách hàng đến giao dịch tại các điểm giao dịch là từ vị trí gửi xe, sảnh giao dịch, thủ tục làm việc, phong cách nhân viên, hệ thống công nghệ thông tin, quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát… đều được quy định và vạch ra từng bước một cách rõ ràng.

Maritime Bank áp dụng chính sách giao dịch một cửa: Khi khách hàng đến chỉ phải giao dịch với một nhân viên thay vì nhiều nhân viên với các khâu khác nhau như trườc kia, thuận tiện hơn cho khách hàng và tíêt kiệm nhiều thời gian trong qua trình giao dich.

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 55 - 56)