Nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 26 - 28)

* Tìm hiều xu hướng phát triển của ngành

Năm 2006 Việt Nam thúc đẩy mạnh việc đàm phán ra nhập WTO với thoả thuận về các chính sánh kinh tế, hệ thống pháp luật và nhiều vấn đề khác... đối với mọi hoạt động của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực kinh doanh tài chính - ngân hàng, tao điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam hoạt động trong khuân khổ pháp lý hoàn thiện, phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng đây cũng là thách thức lớn vì thực tế hiện nay các chính sách kinh tế cũng như hệ thống pháp luật còn nhiều bất câp.

Năm 2007 khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO thực sự đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành ngân hàng: tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường thế giới, thu hút vốn đầu tư, cải tiến công nghệ và các nghiệp vụ.... nhưng đồng thời cũng là thách thức to lớn, nhất là trong vấn đề cạnh tranh, với sự xuất hiện ngày càng nhiều chi nhánh và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có bề dày về kinh nghiệm, vốn và trang thiết bị, công nghệ hiện đại.

Năm 2008, 2009 nền kinh tế Việt Nam bị tác động từ khó khăn của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tuy nhiên kinh tế Việt Nam được dự báo là ổn định và phát triển trong trung và dài hạn. Với bối cảnh đó ngành ngân hàng có những khó khăn tạm thời nhưng cùng với sự phục hồi, tăng trưởng của nền kinh tế sẽ là cơ hội cho hệ thống ngân hàng nói chung và Maritime Bank nói riêng. Thực tế cho thấy hiện nay dòng lưu chuyển vốn qua hệ thống ngân hàng ngày càng sôi động và xu thế sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của xã hội ngày càng nhiều. Theo dự báo của Mckinsey tăng trưởng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam từ năm 2010 là khoảng 25% trong vòng 5- 10 năm tới.

* Nghiên cứu khách hàng

Công tác phát triển khách hàng ở Maritime Bank được thực hiện theo hướng chuyên nghiệp hoá, hình thành hai khối khách hàng: khối khách hàng doanh nghiệp và khối khách hàng cá nhân, để tận dụng mọi khả năng tài chính, khai thác lợi thế của khách hàng trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi. Với từng nhóm khách hàng, ngân hàng đã đưa ra chính sánh linh hoạt và các sản phẩm, dịch vụ phù hợp đáp ứng nhu cầu của họ.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Maritime Bank đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như ngành Hàng Hải (vinalines), ngàng Hàng không và Bưu chính viễn thông (VNPT), công ty vận tải biển (Vosco)... Hiện nay Maritime Bank vẫn có mối quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống này, bên cạnh đó ngân hàng cũng đang tích cực mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp, hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối tượng khách hàng cá nhân của Maritime Bank là những người có thu nhập ổn định, cao tại các khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm. Hình thức huy động vốn chủ yếu qua dịch vụ gửi tiền tiết kiệm; tín dụng với phương thức tài trợ được thực hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân thiết thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

Nếu như trong giai đoạn trước, đối tượng phục vụ chính của Maritime Bank là khối khách hàng doanh nghiệp với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn vốn là cổ đông và khách hàng truyền thống thì trong giai đoạn này và thời gian tới, qua hoạt động nghiên cứu thị trường Maritime Bank đã xác định khách hàng mục tiêu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có thu nhập cao và ổn định. Trong đó nhóm khách hàng cá nhân được đặc biệt chú trọng, đây chính là đối tượng mà Maritime Bank hướng tới trong hoạt động truyền thồng và khuyếch trương thương hiệu của mình.

*Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Với một hệ thống các ngân hàng có hệ thống phân phối rộng khắp và ngày càng được mở rộng nên tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Đặc biệt theo cam kết gia nhập WTO và lộ trình hội nhập của Việt Nam, đến năm 2010 lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài. Việc loại bỏ dần các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài giúp các ngân hàng này tham gia ngày càng mạnh mẽ vào khai thác thị trường Việt nam. Điều này sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc các ngân hàng Việt nam phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến

phương thức quản trị và hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra còn có các hoạt động đầu tư vốn qua các NHTMVN như: ANZ, TFC thuộc WB và Holding Financia Fund mỗi đối tác mua 10% cổ phần tại Sacombank; Stardad Chartered Bank đầu tư cổ phần tại ACB; HSBC đầu tư mua cổ phần tại Techcombank. Như vậy có thể thấy thị trường ngân hàng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển tiềm năng, có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nên việc có được một vị thế trong tâm trí khách hàng để trở thành thương hiệu mạnh được tín nhiệm trong ngành là cơ sở cạnh tranh tất yếu.

Có thể thấy, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Maritime Bank (như ACB, Sacombank, VIBank, Techcombank, VP Bank…) đều sớm nhận thấy vai trò và tính cấp thiết của việc quản trị thương hiệu nên các ngân hàng này đều đã thành lập Phòng Marketing từ lâu. Nhờ đó, hoạt động truyền thông, thương hiệu, marketing của các ngân hàng này hiện nay tương đối chuyên nghiệp hơn so với hoạt động cùng lĩnh vực của Maritime Bank. Chi phí cho hoạt động truyền thông, phát triển thương hiệu của các đơn vị này cũng không ngừng tăng: tốc độ tăng trung bình trong thời gian vừa qua lên tới 10- 25%/năm so với mức tăng chi phí quảng cáo chung tại Việt nam. Năm 2005 tăng 24%; năm 2006 tăng 40%; năm 2007 tăng 18% ; năm 2008 và năm 2009 ngay cả khi tình trạng kinh tế hoạt động khó khăn thì thống kê chung cho thấy chi phí quảng cáo của các ngân hàng cũng không giảm mà vẫn tiếp tục tăng 17%; dự báo năm 2010 tăng lên 20% (Nguồn tổng hợp từ công ty TV Plus cung cấp - TNS).

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w