Đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 30 - 34)

Maritime Bank là một trong những Ngân hàng ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong hệ thống NHTMCPVN, các chỉ tiêu về thu nhập, huy động vốn, lợi nhuận có mức tăng trưởng lớn.

*Về nguồn vốn

Vốn điều lệ năm 2007 tăng 1.14 lần so với năm 2006 và là một trong số 10 ngân hàng Cổ phần có vốn từ 1.500 tỷ trở lên. Đến năm 2009 vốn điều lệ của Maritime Bank đã tăng lên 2240 tỷ, và đầu năm 2010 con số này là 3000 tỷ, gấp đôi năm 2007.

Vốn điều lệ tăng cao đã đảm bảo được các quy định về an toàn vốn như duy trì vốn điều lệ thực có không thấp hơn mức vốn đã đăng ký; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn trên mức quy định của NHNN; sử dụng vốn điều lệ đúng quy định cũng như hạn chế được tình trạng khan hiếm tiền đồng.

Nguồn vốn huy động liên tuc ra tăng trong những năm vừa qua. Năm 2006 nguồn vốn huy động từ thị trường I (các tổ chức kinh tế và dân cư) là 4100 tỷ thì đến cuối năm 2009 con số này lên tới 35500 tỷ và dự kiến tăng lên 57000 tỷ vào cuối năm 2010. Ở thị trường II (thị trường liên ngân hàng) năm 2006 số vốn huy động được là 3500 tỷ, đến năm 2009 tăng lên 23800 tỷ và dự kiên sẽ đạt mức 37000 tỷ vào năm 2010.

Bảng 2.2: Bảng chỉ tiêu vốn giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị: tỷ VNĐ STT Các chỉ tiêu vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm

2010 1 Vốn điều lệ 700 1500 1500 2240 3000 2 Tổng vốn huy động. Trong đó: -Thị trường I -Thị trường II 7600 4100 3500 15800 8000 7800 29800 15200 14600 59200 35400 23800 94000 57000 37000

Nguồn: Khối nguồn vốn

* Về nguồn nhân lực

Tính đến 31/12/2007 tổng số cán bộ nhân viên của Maritime Bank là 854 người, tăng 44% so với năm 2006. Đến năm 2008 Maritime Bank cũng tuyển gần 300 lao động ngành ngân hàng, kế toán, tín dụng với mức lương 5 triệu trở lên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho sự phát triển. Trong năm 2009, toàn hệ thống tăng 464 nhân viên: Trụ sở chính: 131 và các ĐVKD: 333. Tổng nhân sự tại cuối năm 2009 đạt mức 1.871 nhân viên. Dự kiến đến năm 2010, nhân sự của đơn vị sẽ lên đến 2000 - 3000 người. Nhu cầu nhân sự năm 2010 cần tăng mạnh với số lượng tăng dự kiến tăng 1.314 nhân viên (bình quân năm: 2.595 người, tăng 68% so năm trước)

Đội ngũ lãnh đạo thuộc Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị tài chính - ngân hàng, có kỹ năng quản lý;

được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị rủi ro, nắm bắt các biến động của thị trường với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên trẻ, được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ theo nhu cầu công việc bên trong và bên ngoài ngân hàng, chuyên môn phù hợp với chức năng công việc, luôn sáng tạo, gắn bó với sự phát triển của Maritime Bank; có thái độ phục vụ khách hàng tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp.

*Công nghệ:

Năng lực sáng tạo, cải tiến công nghệ, mức độ đầu tư cho công nghệ: Maritime Bank thực sự coi trọng hoạt động sáng tạo, cải tiến công nghệ. Nhờ mức độ đầu tư xác đáng trong những năm gần đây mà hoạt động sáng tạo, cải tiến công nghệ của Ngân hàng đã được khuyến khích, phát triển mạnh mẽ, điển hình như:

- Nghiên cứu phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng doanh nghiệp (năm 2007-2008)

- Nghiên cứu phát triển hệ thống phân loại và báo cáo tín dụng theo ngành nghề kinh tế, mục đích vay (năm 2008-2009)

- Nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý tài sản cố định áp dụng công nghệ mã vạch (năm 2008-2009)

- Ứng dụng công nghệ mã vạch vào quản lý cổ đông và hội nghị đại hội đồng cổ đông (năm 2008-2009)

Chi phí cho công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới: Ngân sách dành cho công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ năm 2007 là gần 10 tỷ đồng; năm 2008 tăng lên gần 17 tỷ đồng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất và kinh doanh: Maritime Bank là NHTMCP đầu tiên trang bị triển khai hệ thống core banking trong dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ giai đoạn 1 cùng với các ngân hàng quốc doanh lớn lúc đó là NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NH Đầu tư và Phát triển, NH Ngoại thương, NH Công thương. Năm 2003, việc triển khai core banking và các phần mềm phân hệ liên quan hoàn tất, tạo dấu mốc quan trọng trong việc ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng.

Không dừng lại ở các hoạt động dịch vụ truyền thống tại các điểm kinh doanh, Maritime Bank còn cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng thông qua internet, qua điện thoại di động, qua hệ thống thẻ ATM. Hệ thống thanh toán cũng được đầu tư đáp

ứng nhu cầu chuyển tiền cá nhân quốc tế (MoneyGram), chuyển tiền quốc tế (SWIFT), thanh toán điện tử liên ngân hàng (IPBS).

Để tăng cường năng lực của hệ thống công nghệ, Maritime Bank tiếp tục tham gia vay vốn của dự án World Bank giai đoạn 2 để đầu tư hệ thống mạng và bảo mật, hệ thống chuyển mạch và phát hành thẻ ATM và thẻ tín dụng quốc tế, hệ thống phần cứng và hạ tầng cho trung tâm dữ liệu, trung tâm dự phòng thảm họa, nâng cấp phần mềm ứng dụng core banking.

*Văn hóa

Tại Maritime Bank, các tổ chức như Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên và các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. Maritime Bank thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt đoàn thể : văn nghệ, bóng đá…nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thân thiện cho nhân viên.

Hàng năm, Maritime Bank thực hiện chế độ nghỉ mát, đồng phục cho nhân viên. Ngoài ra, Maritime Bank còn có những chính sách đãi ngộ nhân viên như tổ chức khám bệnh định kỳ, đi tham quan, tổ chức vui chơi cho con em nhân viên vào các dịp Lễ, Tết và ngày nghỉ.

Maritime Bank đặc biệt chú trọng tổ chức và tham gia các hoạt động cứu trợ xã hội, từ thiện, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng... thông qua đó xây dựng tinh thần hỗ trợ, đùm bọc trong tập thể nhân viên Maritime Bank với nhau và với xã hội. Xây dựng “Văn hóa Maritime Bank” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

* Các vấn đề khác

- Mạng lưới hoạt động: Trên các miền Bắc, Trung, Nam đặc biệt các vùng kinh tế trọng điểm, Maritime Bank đã có các điểm giao dịch và ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Trong đó miền Bắc bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định,Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình; miền Trung bao gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang; miền Nam bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ.

- Công tác quản trị, kiểm soát điều hành: Hệ thống quản trị, điều hành và cấu trúc bộ máy được cải tiến, chuẩn hóa theo các chuẩn mực quốc tế đã góp phần đáp ứng được nhu cầu phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Mô hình quản lý theo khối kinh doanh, cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính, các chi nhánh cũng ngày càng được hoàn thiện và phát huy được tính hiệu quả.

- Về hệ thống kiểm tra nội bộ: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ được hoàn thiện (kiểm tra, kiểm soát trực thuộc Tổng Giám đốc đã được đặt trực tiếp tại từng bộ phận nghiệp vụ, riêng kiểm soát rủi ro tín dụng được tổ chức tập trung tại Hội Sở chính) và tạo cơ chế tốt nhất để nâng cao tính độc lập, khách quan trong hoạt động, phục vụ công tác kiểm soát rủi ro và giúp tăng hiệu quả hoạt động của Maritime Bank.

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w