Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu bt515 (Trang 42 - 44)

a) Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

- Đối với tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá ( trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu…) thì cán bộ thẩm định phải phân tích quyền chủ sở hữu, nguồn gốc phát hành, ngày phát hành, ngày đáo hạn, thời hạn thanh toán, lãi suất, tính thanh khoản của loại giấy tờ đó.

- Đối với tài sản đảm bảo là kim khí quí, đá quí…thì cần phân tích nguồn gốc xuất sứ, khối lượng, hàm lượng ( tỷ trọng % nguyên chất ), giá trị thị trường.

- Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản ( nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sở dụng đất ) thì cần phân tích nguồn gốc tài sản, tính pháp lý của các loại giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng, trích lục bản đồ, các vấn đề liên quan đến qui hoạch, hình thức chuyển nhượng, khả năng chuyển nhượng. Định giá theo khung giá nhà nước, định giá theo giá thị trường, bảo hiểm rủi ro cho toàn bộ tài sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp.

- Đối với các tài sản đảm bảo là Động sản ( hàng hóa, phương tiện vận tải…) thì cần thẩm định các nội dung sau: Nguồn gốc, xuất sứ, tích xác thực về các loại giấy tờ quyền sở hữu, sử dụng. Xác định số lượng, chủng loại, tính năng kĩ thuật, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán. Xác định giá trị theo thị trường, bảo hiểm rủi ro tài sản. Khả năng bảo quản cất giữ, khả năng bán thanh lý. Công chứng cầm cố đối với khoản vay có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng các quyền bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền khai thác tài nguyên…Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay này chỉ được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Tổng Giám đốc NH Đầu tư và Phát triển trong từng trường hợp cụ thể.

c) Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba

Cán bộ thẩm định cần phải phân tích năng lực của bên thứ ba như sau: phân tích năng lực pháp luật, uy tín, tài chính của bên thứ ba. Điều kiện khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên thứ ba, các khả năng rủi ro có thể xảy ra.

d) Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Cán bộ thẩm định cần giữ các giấy tờ gốc về quyền sở hữu, sử dụng của tài sản đầu tư hình thành từ vốn vay ngân hàng. Giá trị đánh giá tài sản là giá trị hoàn thành. Sau khi hoàn thành các giấy tờ gốc về sở hữu thực hiện ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố và đăng ký giao dich đảm bảo.

e) Các hình thức bảo đảm khác:

Đối với các hình thức đảm bảo khác thì được thuẹc hiện theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của tổng giám đốc ngân hàng

Sau khi thẩm định xong hình thức đảm bảo tiền vay cán bộ thẩm định báo cáo trưởng ơhòng nghiệp vụ để phối hợp với các bộ phận chức năng xem xét, là cơ sở đề xuất các điều kiện tín dụng đối với khoản vay.

- Phối hợp với phòng nguồn vốn để cân đối khả năng nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu giải ngân đối với những khoản vay lớn từ 2.000.000.000 đồng trở lên.

- Nhu cầu mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để thanh toán cho nước ngoài.

- Phối hợp với bộ phận thanh toán quốc tế về các nội dung, điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán…đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài.

- Phối hợp với bộ phận kế toán về nội dung trong từng trường hợp áp dụng các điều kiện về quản lý doanh thu, kí quĩ vận hành các tài khoản đặc biệt

- Xác định thời hạn của các khoản vay phù hợp với nguồn trả nợ vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu bt515 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w