Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn vốn của dự án:

Một phần của tài liệu bt515 (Trang 36 - 40)

Thẩm định tài chính là nội dung quan trọng của công tác thẩm định dự án. Thông qua nội dung này, chủ đầu tư có thể tính toán được hiệu quả của dự án đem lại là bao nhiêu, sau bao nhiêu lâu thì hoàn vốn, độ an toàn vốn cao hay thấp…

a) Phân tích tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn

Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.

Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh gía tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính toán đầy đủ các khoản cần thiết hay chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở các thông tin về tài chính của dự án, cán bộ thẩm định sẽ xem xét tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu của nguồn tài trợ.

Vốn đầu tư tài sản cố định, bao gồm:

Xây lắp

Thiết bị

Chi phí khác

Lãi vay trong thời gian xây dựng dự án

Vốn lưu động chạy thử

Dự phòng rủi ro

Vốn lưu động để sản xuất:

Riêng vốn lưu động để sản xuất kinh doanh thì khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động mới được xem xét cho vay, nên có thể tách khoản này trong tổng mức đầu tư chung, như vậy giai

đoạn đầu có thể chỉ đầu tư cho vốn cố dịnh trước. Nhưng khi tính dòng tiền phải đưa phần lãi vốn lưu động vào để tính.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

Vốn tự có : % trong tổng vốn đầu tư

Vốn vay : % trong tổng vốn đầu tư

Trong đó:

Vay từ Chi nhánh Quang Trung Vay từ nguồn khác

Vốn khác (nếu có) : % trong tổng vốn đầu tư

Cán bộ tín dụng phải xem xét tính hợp lí của tổng mức vốn đầu tư, phát hiện ra những chi phí bất hợp lý làm thay đổi tổng mức đầu tư. Trong thực tế, có những đơn vị có nguồn vốn tự có không đủ hoặc không có tham gia vào dự án nên đã đẩy vốn đầu tư lên trên mức nhu cầu thực tế cần thiết để vay tín dụng bù đắp, nếu không xem xét kĩ thì có thể ngân hàng đã tham gia 100% vốn đầu tư. Ngược lại, một số chủ đầu tư vì để tránh dự án nhóm A nên đã đẩy mức tổng đầu tư xuống để không phải trình Chính phủ cho phép đầu tư trước khi chủ đầu tư phê duyệt và quyết định đầu tư.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong giai đoạn thục hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Cần phải xem xét tỉ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong tưng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tụ có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong quá trình thi công và xác định thời gian vay trả. Trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm đinh rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh gia khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn…

Để nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư thì cán bộ thẩm định sẽ phải dựa vào các phần đã phân tích ở trên. Cụ thể là:

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn để đưa vào tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn của dự án, khấu hao, đồng thời cũng kiểm tra được kế hoạch sử dụng vón của dự án như thế nào, có hiệu quả hay không…

- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dich vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào tính toán mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.

- Đánh giá khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cùng với các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, từ đó cán bộ thẩm định có thể dự kiến được chi phí vốn lưu động hàng năm của dự án. * Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án là bước khá quan trọng trong công tác thẩm định. Việc tính toán có chính xác thì mới đưa ra được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chính xác để làm căn cứ ra quyết định đầu tư.

Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư gồm:

- Xác định mô hình đầu vào và đầu ra của dự án, từ đó xác định được sản lượng, công suất và doanh thu của dự án.

- Xác định chi phí hàng năm của dự án, kế hoạch trả nợ của dự án. - Xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của dự án.

Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu hiệu quả chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể.

Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án là NPV, IRR, ROE, thời gian hoàn vốn. ( sử dụng phần mềm Microsoft excel để tính toán )

Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay, DSCR ( chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án )

Hiệu quả của dự án về các mặt môi trường, xã hội: khả năng tái tạo ngoại tệ, tạo công ăn việclàm, đổi mới công nghệ…

_. Giá trị hiện tại ròng (Net present value: NPV)

NPV là chênh lệch giữa các khoản thu và tông các khoản chi của cả đời dự án đã được chuyển về mặt bằng hiện tại (đầu thời kỳ phân tích.

NPV = ∑= −∑= + + n i n i i i i i r C r B 0 (1 ) 0(1 ) Trong đó

Bi : Khoản thu của năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án..

Ci : Khoản chi phí của năm i. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm ban đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hằng năm của dự án.

n: Số năm hoạt động của dự án. r: Tỷ suất chiết khấu được chọn.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá dự án đầu tư.

Dự án được chấp nhận khi NPV>0 khi đó tổng các khoản thu của dự án lớn hơn tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại. Ngược lại, dự án không được chấp nhận khi NPV<0. Khi đó, tổng thu của dự án không bù đắp được chi phí bỏ ra.

_ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return: IRR)

IRR: là tỷ lệ thu nhập hòa vốn hay tỉ lệ hoàn vốn nội bộ nội bộ nghĩa là tại đó giá trị hiện tại ròng tính theo lãi suất chiết khấu đó bằng với giá trị vốn đầu tư. Đó chính là tỷ suất sinh lời tối thiểu của dự án, nghĩa là khi NPV=0 thì dự án cũng tạo ra được một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất là bằng IRR.

IRR được tính bằng công thức.

∑ ∑ = + − = + n i n i i i i i IRR C IRR B 0 0 (1 ) 1 ) 1 ( 1 = 0 Trong đó:

Bi : Khoản thu của năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án..

Ci : Khoản chi phí của năm i. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm ban đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hằng năm của dự án.

n: Số năm hoạt động của dự án.

IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Với bản chất của chỉ tiêu này, nó được sử dụng để đánh giá dự án. Dự án được chấp nhận khi IRR≥r giới hạn. Dự án sẽ không được chấp nhận khi IRR< r giới hạn.

_ Thời gian thu hồi vốn đầu tư. (T)

Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hằng năm của dự án.

Phương pháp xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền gồm 2 phương pháp:

Phương pháp cộng dồn: Thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp cộng dồn được thực hiện như sau:

∑ = →≥ + T 1 i o Iv ipv D) (W T là năm thu hồi vốn.

Phương pháp trừ dần: Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo phương pháp trừ dần như sau: Nếu Ivi vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i.

(W+D)i là lợi nhuận thuần và khấu hao năm i.

i D W Ii

i= −( + )

∆ là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm i, phải chuyển sang năm (i+1) để thu hồi tiếp.

Ta có: Ivi+1=∆i(1+r) hay Ivi=∆i-1 (1+r)

Một phần của tài liệu bt515 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w