Sự cần thiết phải đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo kiểm toán tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kiểm toán viên và đào tạo kiểm toán viên tại Việt Nam (Trang 33)

II. Khái quát chung về thực trạng đào tạo tại việt nam

1.Sự cần thiết phải đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo kiểm toán tại Việt Nam.

Chuyển sang nền kinh tế thị trờng, cùng với chính sách khuyến khích đầu t, đã phát sinh hàng loạt nhu cầu đợc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán trong mọi lĩnh vực. Đến 31/10/2005, sau hơn 14 năm hình thành và phát triển, ở Việt Nam đã có 84 công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán thuộc các thành phần kinh tế với hơn 100 văn phòng tại các địa phơng. Theo hình thức sở hữu, các công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán hoạt động ở Việt Nam, gồm: 3 công ty Nhà nớc, 4 công ty 100% vốn đầu t nớc ngoài, 14 công ty cổ phần, 51 công ty TNHH và 12 công ty hợp danh. Tổng số ngời làm trong các công ty kế toán và kiểm toán lên tới trên 5.000 ngời. Với số lợng công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán tăng lên khá nhanh cũng nh lực lợng làm dịch vụ kế toán, kiểm toán tăng lên khá lớn, việc đào tạo, bồi dỡng, nâng cao chất lợng hành nghề kế toán, kiểm toán cũng nh cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán là công việc hết sức cần thiết và cấp bách.

Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, tiến trình mở cửa nền kinh tế của Việt Nam cũng cho thấy quá trình tự do hoá không chỉ dừng lại ở các quan hệ giao dịch thơng mại hàng hoá mà còn mở rộng đối với các quan hệ cung cấp dịch vụ. Trong Hiệp định thơng mại Việt – Mỹ, Việt Nam đã cam kết mở cửa 55 trong tổng số 155 phân ngành khác nhau (trong đó có dịch vụ kế toán, kiểm toán) trên cơ sở hiệp định vể dịch vụ của WTO. Quá trình hội nhập kế toán, kiểm toán tạo nên cơ hội lớn cho ngành kế toán và kiểm toán Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi phải có giải pháp hữu hiệu để vợt qua và phát triển. Nền kinh tế thị trờng toàn cầu hoá đòi hỏi và chỉ chấp nhận các dịch vụ kế toán, kiểm toán hoàn hảo có chất lợng cao, đợc cung cấp bởi các chuyên gia có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, bản lĩnh và có đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc đào tạo bồi dỡng đội ngũ kế toán và kiểm toán nói chung và đào tạo kiểm toán viên có chất lợng cao nói riêng tại Việt Nam có ảnh hởng trực tiếp đến quá trình quốc tế hoá đội ngũ chuyên môn và góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của các nớc trong khu vực.

Một phần của tài liệu Kiểm toán viên và đào tạo kiểm toán viên tại Việt Nam (Trang 33)