Đây là một việc làm thiết thực, cần phải hành động ngay vì:
- Một mặt, nhằm thoả mãn nhu cầu, đáp ứng thị hiếu của các khu vực khác nhau trên thế giới.
- Mặt khác, trên thương trường quốc tế, cạnh tranh là điều khó tránh khỏi giữa các nước, các doanh nghiệp xuất khẩu về cơ cấu mặt hàng, chất lượng và giá cả sản phẩm, nhất là trong điều kiện hội nhập ngày nay. Trong thời gian qua, hàng hoá của Việt Nam liên tục phải chịu sức ép từ phía hàng Trung Quốc trên cùng một thị trường xuất khẩu do chất lượng tốt hơn, giá cả rẻ hơn, mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú.
Trước tình hình trên, những biện pháp cần phải thực thi là:
Phải có sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin, hỗ trợ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, đáp ứng thị hiếu, khả năng thu nhập của khách hàng, phong tục tập quán ở các thị trường mà Việt Nam dự định thâm nhập. Qua đó, phát triển mạnh các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đòi hỏi Nhà nước phải “cung cấp đầy đủ thông tin” cho họ. Thực ra, cái mà doanh nghiệp cần không phải là thông tin mà là kết
quả phân tích thông tin. Các câu hỏi mà doanh nghiệp thường xuyên đặt ra là: nên trồng dứa hay trồng sắn, nên đầu tư vào nước quả hay mỳ ăn liền, nếu cần xuất khẩu chôm chôm thì tìm khách hàng ở đâu, giá cà phê liệu sang năm sẽ lên hay xuống... Đấy là những câu hỏi không đúng địa chỉ. Địa chỉ đúng phải là các công ty chuyên phân tích thông tin và làm dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh loại hình dịch vụ trên còn chưa phát triển, Nhà nước có thể cố gắng làm thay thế để đáp ứng nhu cầu bức xúc của các doanh nhân. Tuy nhiên, việc làm thay đó không thể kéo dài bởi sẽ gây tâm lý ỷ lại từ phía doanh nghiệp, tư duy kinh doanh thụ động, chờ đợi thông tin, chờ đợi khách hàng sẽ ngày càng phát triển. Biện pháp tốt nhất là có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, kể cả mở cửa thị trường cho các công ty cung ứng dịch vụ nước ngoài để nhanh chóng phát triển các loại hình dịch vụ này.
Xây dựng mạng lưới vệ tinh cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Đặc biệt cần chú ý đến nguồn nguyên liệu tại chỗ với giá rẻ, rủi ro ít hơn để thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu.
Cần quan tâm đến chiến lược hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu sản phẩm của đối thủ, từ chỗ học tập kinh nghiệm đến việc đổi mới, khác biệt hoá sản phẩm.
3.3.2.3.Đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động
Hiện nay, trình độ kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới từ 10 - 20 năm. Phần lớn các doanh nghiệp được trang bị máy móc thiết bị có nguồn gốc từ Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, các nước ASEAN, Bắc Âu và các nước khác thuộc các thế hệ khác nhau. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm - dịch vụ thấp và không ổn định. Hơn nữa, công nghệ thấp cũng làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc tái đầu tư nâng cao công nghệ và mở rộng sản xuất, gia công chế biến. Điều đó tất yếu sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thương trường, khiến cho giá trị kinh tế thu về ngày càng thấp.
- Phát triển mạnh hình thức chuyển giao công nghệ từ DCs sang LDCs và không nhất thiết phải là những máy móc thiết bị hiện đại, tối tân mà cốt yếu là phải phù hợp với trình độ, khả năng sản xuất trong nước.
- Nhanh chóng triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao tay nghề cho người lao động, nhằm thích ứng với việc đổi mới công nghệ hiện đại.
3.3.2.4.Nâng cao trình độ quản lý và giao dịch quốc tế
Một trong những điểm yếu rất lớn của doanh nghiệp Việt Nam là trình độ quản lý và giao dịch quốc tế kém, không am hiểu tường tận các thủ tục pháp lý và luật pháp của thị trường xuất khẩu. Đó cũng chính là một trong những nguyên do chính mà chỉ trong vài năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước bị kiện bán phá giá nhiều nhất trên thế giới mà phần lớn trong số đó Việt Nam đều thua kiện.
Để tránh tình trạng này, về phía doanh nghiệp cần có các biện pháp sau:
-Tập trung đào tạo nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ kinh tế quốc tế, cần nắm rõ luật pháp quốc tế cũng như nước xuất khẩu trước khi xâm nhập vào thị trường nước đó
-Trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua các kỳ hội thảo khoa học, hội trợ triển lãm quốc tế.
-Cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường hàng hóa và chính sách nhập khẩu của nước bạn hàng
-Thường xuyên cập nhật những thay đổi trong luật pháp quốc tế và các nước bạn hàng.
3.3.2.5.Liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu cùng ngành nghề
Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có quy mô khá nhỏ bé, song lại hoạt động rất manh múm riêng biệt, không có sự liên kết. Điều này gây ra khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế vì vị thế của các doanh nghiệp nước ta là rất nhỏ bé, hoạt động không có sự đồng bộ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đế việc các doanh nghiệp Việt Nam hay phải chịu thua thiệt trong đàm phán thương mại quốc tế, hay bị kiện trong bán phá giá
Điều cấp thiết hiện nay là liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu cùng mặt hàng thành các hiệp hôi xuất khẩu lớn hơn. Khi các doanh nghiệp liên kết với nhau sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn, vị thế của các hiệp hội xuất khẩu sẽ lớn hơn hẳn so với các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Bên cạnh đó hoạt động của các doanh nghiệp sẽ đồng bộ, có tính chiến lược. Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể hợp tác hỗ trợ nhau cùng phát triển.
3.3.2.6.Hoạt động xúc tiến xuất khẩu
- Đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt xu thế thị trường, bám sát các thay đổi trong sản xuất và kinh doanh, tiến hành quảng cáo để bán hàng ra nước ngoài.
- Trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm.
- Cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường hàng hoá, thương nhân và chính sách nhập khẩu của nước mua hàng.
- Tự mình chủ động lo tìm bạn hàng, thị trường, tự mình lo tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ trợ cấp, trợ giá.
- Đặc biệt chú trọng giữ “chữ tín” trong kinh doanh để duy trì chỗ đứng trên thị trường.
- Phối hợp với nhau trong việc đi tìm và quan hệ với bạn hàng. Lập văn phòng đại diện ở nước ngoài hay ở các trung tâm thương mại quốc tế lớn.
KẾT LUẬN
Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu là một bộ phận của cơ cấu kinh tế, bị chi phối bởi cơ cấu của ngành kinh tế khác và nó được nghiên cứu dưới nhiều tiêu thức, quan điểm khác nhau. Chương 1 của đề án đã nêu lên vai trò quan trọng của xuất khẩu trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, giúp tạo động lực thúc đẩy nhiều ngành nghề khác liên quan. Hoạt động xuất khẩu hiệu quả sẽ là bàn đạp lớn giúp nền kinh tế một nước đi lên. Muốn phát huy vai trò đó của xuất khẩu, vấn đề then chốt chính là việc chuyển dich cơ cấu hàng xuất khẩu sao cho phù hợp với xu thế của quá trình tòan cầu hóa hiện nay.Trong điều kiện tự do hoá thương mại và bên cạnh đó cũng để chuẩn bị tiền đề đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đòi hỏi phải chính phủ và các doanh nghiệp phải biết vận dụng những bài học kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới và có một chiến lược phù hợp hướng tới công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Trong chương 2 đề án đã nêu ra thực trạng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong mười năm trở lại đây với nhiều bất cập và những nhân tố tích cực cũng như tiêu cực tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Xuất khẩu nước ta vẫn có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm nhưng hầu như không có thay đổi gì lới trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Nói chung cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta còn khá lạc hậu so với xu thế chung hiện nay của thế giới. Tỷ trọng hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là các mặt hàng nông-lâm-thủy sản và các hàng chế biến sử dụng nhiều lao động như hàng dệt may, giày da. Các mặt hàng này đều có giá trị xuất khẩu không cao và phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài như điều kiện tự nhiên. Đây chính là nguyên nhân giải thích cho thực trạng kém hiệu quả của xuất khẩu Việt Nam khi mà giá trị xuất khẩu chưa thực sự tương xứng với số lượng quy mô xuất khẩu. Trong khi đó các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn thì nước ta lại không có đủ khả năng để sản xuất. Thực trạng này khiến cho xuất khẩu Việt Nam chưa thực sự đóng góp hiệu quả cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước.Điều đó đặt ra nhiều thách thức cho cả phía nhà nước và doanh nghiệp trong việc tìm phương hướng cho xuất khẩu Việt Nam.
Chương 3 của đề án đã đề xuất phương hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tới năm 2015 và một số giải pháp về cả phía doanh nghiệp và chính phủ. Trong giai đoạn tới, Việt Nam nhất thiết phải tập trung hơn nữa vào các mặt hàng công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất các sảm phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao như đồ điện tử, máy móc cơ khí, máy tính. Đây sẽ là mặt hàng chiến lược lâu dài cho xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát huy những mặt hàng mà nước ta đã vốn có thế mạnh như hàng dệt may, cà phê, gạo, cao su...Để đạt được sự chuyển dịch cơ cấu cần thiết trong năm năm tới, cần có sự tham gia tích cực và phối hợp đồng bộ giữa cả hai phía doanh nghiệp và nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lê ThịVân Anh.Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.Nguyễn Đình Thiêm, Cao Thị Thu, Lê Tú Anh- Viện nghiên cứu thương mại Việt Nam. Xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Lao động xã hội.
3.Amy Cheung. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc, báo điện tử thechinaperspective.com
4.Nguyễn Xuân Dũng.Đổi mới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam theo hướng CNH, Trung tâm KHXH&NV Quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 271, 12/2000. 5.Đức Duy. Đẩy lùi nhập siêu, xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng năm 2010, báo điện tử Vietnamplus.
6..Mary Amiti, Caroline Freund. Quả bom xuất khẩu Trung Quốc, Quỹ tiền tệ thế giới IMF.
7.Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Vũ Thị Hiền. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, NXB Thống kê, 2007.
8.Nguyễn Hữu Khải. Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, NXB Lý luận chính trị.
9.Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng.Giáo trình “Kinh tế quốc tế” , Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
10.Dieter Schumacher. Yếu tố quyết định tới xuất khẩu của các nước công nghiệp lớn để phát triển quốc gia, Học viện Wirtschaftsforschung, Berlin, Đức.
11.Hoàng Đức Thân.Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
12.Võ Thanh Thu. Kinh tế đối ngoại, trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.
13.Nguyễn Gia Hào, Lê Mỹ Phố, Vũ Hoài Thương. Phát triển mặt hàng xuất khẩu, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
14.Vũ Hữu Tửu.Tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Trường Đại học Ngoại thương,NXB Giáo dục, 2000.
15.Lê Minh Tâm. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực thời kỳ 2001-2010, NXB Chính trị Quốc gia.
16.Nguyễn Hồng Xuân.Hoàn thiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam
17.Báo cáo chuyên đề: “Một số vấn đề về định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu năm 2003” ,Bộ Công Thương.
18.Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009-2010 của Cục xúc tiến Thương mại, bộ Công Thương.
19.Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2010, Bộ Công Thương.
20.Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001 - 2010 , Bộ Công Thương
21.Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, bộ Kế hoạch và đầu tư. 22.Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam 10 tháng đầu năm 2010, Tổng cục Thống kê. 23.Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê.
24.Hàng chế biến xuất nhập khẩu của Thái Lan, chuyên đề của Đại học Mahidol, Thái Lan.
25.Thương mại quốc tế Thái Lan thời gian qua, Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan- Exim Bank Thailand.
Một số trang web:
www.moit.gov.vn Bộ Công Thương www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê
www.baothuongmai.com.vn Báo thương mại www.vietrade.gov.vn Cục xúc tiến thương mại