Trong giai đoạn 2006-2010 cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Các mặt hàng đều tăng về giá trị xuất khẩu. Đặc biệt mặt hàng mới là vàng phi tiền tệ có bước tăng trưởng nhảy vọt từ 7,2 triệu USD năm 2006 lên hơn gấp đôi năm 2007 (16,5 triệu USD) và tăng mạnh lên 2600,0 triệu USD năm 2009- tăng 7,2 lần so với con số 360,9 triệu USD năm 2008 và bắt đầu đóng góp vào tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009
Bảng 2.3: Trị giá cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2009
(Triệu đô la Mỹ)
2006 2007 2008 2009
Tổng số 39826,2 48561,4 62685,1 57096,3
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 14428,6 16646,7 23209,4 16800,0 Hàng CN nhẹ và TTCN 16382,4 20693,6 24896,4 24445,0 Hàng nông sản 5352,4 7032,8 9239,6 9000,0 Hàng lâm sản 297,6 408,4 468,7 Hàng thủy sản Vàng phi tiền tệ 3358,0 7,2 3763,4 16,5 4510,1 360,9 4251,3 2600,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2006
Năm 2006, trong gần 40 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu có 14 tỷ USD là kim ngạch xuất khẩu dầu thô, than đá và nông sản. Nhóm hàng dệt may và da giày chiếm tới 17% tỷ trọng giá trị trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đóng góp tới 19,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2006. Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản với hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô và than đá chiếm 21,0% giá trị hàng xuất khẩu. Riêng nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ
chiếm tỷ trọng lớn nhất với 45,9%. Xuất khẩu than duy trì ở mức 11 triệu tấn trong năm 2006.
Năm 2007
Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm hoặc tăng không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006. Nguyên nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá. Đầu năm 2008, thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực khi giá hầu hết các nông sản chính như: bắp, lúa mì, gạo đều tăng gấp 2-3 lần trong vòng chưa đầy hai năm.
Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sẽ giảm dần. Trong đề án xuất khẩu 2006-2010, Bộ Công Thương đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu xuống còn 9,6% vào năm 2010, trong đó giá trị xuất khẩu dầu thô còn 6,1 tỷ USD và than đá còn 325 triệu USD.
Năm 2008
Cơ cấu hàng xuất khẩu cả nước trong năm 2008 diễn biến theo chiều hướng tích cực. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt được ở mức 17,7% với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 11,68 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (theo Bộ Công Thương).
Tuy giá gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, thủy sản… không đạt được như năm 2007 nhưng nhìn chung vẫn giữ ở mức cao, lượng xuất khẩu vẫn đảm bảo và vượt hơn dự kiến. Riêng mặt hàng gạo đạt trên 4,5 triệu tấn.
Nhóm nhiên liệu và khoáng sản cũng có tốc độ cao hơn năm trước, đạt khoảng 37% so với năm 2007 do giá dầu thô và than đá đang tăng, mặc dù lượng than đá xuất khẩu giảm mạnh. Theo bộ Công Thương xuất khẩu nhóm này đạt 13 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,2%.
Nhóm hàng chế biến, hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ cũng tăng trưởng nhẹ so với năm trước.
Riêng đối với hàng dệt may, nhóm có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu thô, bên cạnh một số thuận lợi như nhiều khách hàng lớn đã gia tăng đơn hàng, đơn giá cũng
tăng lên, nhưng do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhập khẩu nguyên liệu không theo kịp sản xuất, chi phí sản xuất tăng… Tuy nhiên do việc áp dục các biện pháp khuyến khích sản xuất, xuất khẩu được thực hiện quyết liệt,nên kim ngạch xuất khẩu vẫn đảm 9,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007.
Các mặt hàng khác như da giày, dây cáp điện, sản phẩm cơ khí… cũng có tình trạng tương tự như hàng dệt may, dù nhu cầu của thị trường và giá cả phần nào được cải thiện.
Năm 2009
Năm 2009 là một năm khó khăn chung với nền kinh tế thế giới với ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu cũng chịu chung những ảnh hưởng đó.
Do sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước, chủ yếu do hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng, trong đó hàng dệt may tăng 90 triệu USD, gạo tăng 80 triệu USD; giày dép tăng 77 triệu USD; cà phê tăng 67 triệu USD; dầu thô tăng 33 triệu USD. Tính chung quý IV năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 7,1% so với quý IV năm 2008.
Nhờ xuất khẩu quý IV tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 5,1%, đóng góp 23,5% mức giảm chung của xuất khẩu hàng hoá cả năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,9 tỷ USD, giảm 13,5%, đóng góp 76,5%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,2% so với năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009 ước tính đạt 9 tỷ USD, giảm 1,3% so với năm trước; dầu thô 6,2 tỷ USD (giảm 2,4% về lượng và giảm tới 40% về kim
ngạch), chiếm tới 68% mức giảm chung của tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm; thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,7%; giày dép đạt 4 tỷ USD, giảm 15,8%; gạo đạt 2,7 tỷ USD (tăng 25,4% về lượng và giảm 8% về kim ngạch); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 9,9%; cà phê đạt 1,7 tỷ USD (tăng 10,2% về lượng và giảm 19% về kim ngạch); than đá đạt 1,3 tỷ USD (tăng 29,9% về lượng và giảm 4,5% về kim ngạch).Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tốc độ tăng xuất khẩu thủy sản cũng giảm 5,5% so với giai đoạn trước.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Có thể thấy, trong 4 năm từ 2006 tới 2009, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi đáng ghi nhận. Mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã thế chỗ hàng công nghiệp nặng và khoáng sản để chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó mặt hàng vàng phi tiền tệ mắt đầu góp mặt trong tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu nước ta năm 2009.
Mười tháng đầu năm 2010
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10/2010 ước tính đạt 6,3 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 10 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 57,8 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 26,8 tỷ USD, tăng 20,4%;
Bảng 2.4: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2010 Nghìn tấn, triệu USD Thực hiện tháng 9/2010 Ước tính tháng 10/2010 Cộng dồn 10 tháng năm 2010 10 tháng 2010 so với cùng kỳ 2009 (%) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng trị giá 6098 6250 57776 123.3
Khu vực trong nước 2799 2754 26772 120,4
Khu vực có vốn NN 3299 3496 31004 125,8 Dầu thô 339 396 4040 75,4 Hàng hóa khác 2960 3100 26964 139,9 Mặt hàng chủ yếu Thủy sản 499 530 4011 115,3 Rau quả 30 35 363 101,4 Hạt điều 18 108 18 111 158 889 107,5 129,1 Cà phê 58 93 70 118 983 1435 102,7 101,5 Chè 12 19 14 21 112 163 100,0 111,0 Hạt tiêu 6 26 7 32 105 363 89,0 122,5 Gạo 354 151 400 187 5705 2666 105,8 110,8 Sắn và sản phẩm sắn 71 33 65 32 1421 420 46,9 83,8 Than đá 1284 116 1000 98 15553 1260 77,9 120,7 Dầu thô 552 339 663 396 6691 4040 55,7 75,4 Xăng dầu 134 89 150 104 1449 960 92,1 124,0 Hóa chất 56 55 518 181,1 Sản phẩm từ chất dẻo 90 95 843 128,1 Cao su 82 241 85 267 598 1686 106,8 194,5 Sản phẩm mây tre 16 16 167 114,4 Gỗ, sản phẩm từ gỗ 288 330 2756 136,2 Dệt may 1206 1100 9116 122,3 Giày dép 401 420 4058 124,8 Sản phẩm gốm sứ 21 25 249 118,6 Đá quý, KL quý 431 35 2797 104,1 Sắt thép 90 77 70 69 998 828 277,2 290,4 Điện tử, máy tính 302 360 2854 128,0 Máy móc, thiết bị VP 271 280 2442 153,7 Phương tiện vận tản 99 120 1228 154,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong mười tháng năm 2010, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 22,3%; giày dép đạt 4,1 tỷ USD, tăng 24,8%; thủy sản đạt 4 tỷ USD tăng 15,3%; điện tử máy tính đạt 2,9 tỷ USD, tăng 28%; gạo đạt 2,7 tỷ USD, tăng 10,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,8 tỷ USD, tăng 36,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,4 tỷ USD, tăng 53,7%; cao su đạt 1,7 tỷ USD, tăng 94,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,2 tỷ USD, tăng 54,9%; dây điện và dây cáp điện đạt 1,1 tỷ USD, tăng 59,6%; sắt thép đạt 828 triệu USD, gấp gần 2 lần; hạt điều đạt 889 triệu USD, tăng 29,1%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 843 triệu USD, tăng 28,1%. Một số mặt hàng xuất khẩu mặc dù lượng xuất khẩu giảm nhưng đơn giá bình quân trên thị trường thế giới tăng nên kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2009 là: Than đá đạt 1,3 tỷ USD, tăng 20,7% (lượng giảm 22,1%); xăng dầu đạt 960 triệu USD, tăng 24% (lượng giảm 7,9%). Riêng lượng dầu thô xuất khẩu mười tháng giảm mạnh nên kim ngạch chỉ đạt 4 tỷ USD, giảm 24,6% (lượng giảm 44,3%).
2.2.Các nhân tố tác động tới cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam. 2.2.1. Nhân tố tích cực
- Thứ nhất, sự tăng trưởng của các ngành sản xuất là tiền đề cho xuất khẩu, trước hết là sự tăng trưởng của các ngành nông nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp.
- Thứ hai, môi trường pháp lý từng bước được hoàn thiện đã khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế trong đó có khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Năm 1987 Luật đầu tư nước ngoài được thông qua. Năm 1991, Nhà nước ban hành quy chế các hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp với các điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư.
Đầu những năm 90, những đơn vị tham gia xuất khẩu còn phải đáp ứng các điều kiện về vốn tối thiểu (200 nghìn USD), giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép vận chuyển, nhưng đến năm 1996 Nhà nước đã bãi bỏ giấy phép xuất nhập khẩu chuyến (Nghị định 89/CP ngày 15/12/1995); năm 1997 Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu cả những hàng hoá ngoài đăng kí, các hàng hoá mua của các đơn vị khác (Quyết định số 28/TTg ngày 13/01/1997); năm 1998 Quyết định 55/1988/QĐ - TTg cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu hàng hoá thuộc đăng kí
kinh doanh của mình mà không cần giấy phép nhập khẩu, trừ một số mặt hàng cần quản lý đặc biệt của Nhà nước. Các chính sách khác như: hỗ trợ tín dụng cho người xuất khẩu, thưởng cho các đơn vị tham gia xuất khẩu mặt hàng mới, giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất cũng tác động nhiều tới người sản xuất và xuất khẩu.
-Thứ ba, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực không những đã mở rộng được
thị trường mà còn làm cho chính sách thương mại được tiến hành theo tiến trình minh bạch hoá và nhất quán, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua lịch trình giảm thuế, loại bỏ hạn chế định hướng theo khuôn khổ CEPT/AFTA cũng như các Hiệp định khác và việc thực hiện tiến trình này cũng góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu gia tăng trong những năm vừa qua.
-Thứ tư, những biến động thị trường và biến động giá cả thế giới cũng có lợi cho hàng hoá xuất khẩu của ta. Tuy mang tính khách quan, nhưng yếu tố này không kém phần quan trọng vì nó tác động tới hai mặt hàng chủ lực của ta là gạo và dầu thô. Đó là biến động thị trường có lợi cho xuất khẩu gạo của ta năm 1998, 1999 khi một số nước trong khu vực như Indonesia, Philippin... gặp khó khăn về sản xuất lương thực. Biến động quan trọng nữa là sự tăng giá dầu thô trên thị trường thế giới từ cuối năm 1999 và đặc biệt cao vào năm 2000. So với giá bình quân của năm 1997 là năm không có biến động nhiều, chỉ số giá của mặt hàng dầu thô tăng 65% và việc xuất khẩu năm 2000 đạt khá cao một phần quan trọng là do nguyên nhân này.
-Thứ năm, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn như EU, Mỹ khi mà các doanh nghiệp bắt đầu được hưởng những ưu đãi như một thành viên của tổ chức này.
2.2.2. Nhân tố tiêu cực
- Một là, phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã có ảnh hưởng xấu đối với các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
- Hai là, tuy Chính phủ và các cấp, các ngành đã quan tâm, điều hành có hiệu quả chính sách xuất khẩu trong giai đoạn 1991 - 2002 nhưng còn chưa đồng bộ, chưa linh hoạt. Cần có một chiến lược tổng thể về quy hoạch vùng, ngành, thị trường, chiến lược hội nhập rõ ràng hơn để tạo thế vững cho xuất khẩu.
- Ba là, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua nhằm phục vụ thị trường nội địa thay vì đặt trọng tâm vào xuất khẩu. Đây là điều hết sức nguy hiểm bởi vì nó không chỉ không có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu mà còn ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước.
- Bốn là, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam diễn ra chậm chạp do nguyên nhân chính là Nhà nước chưa có định hướng cho hoạt động xuất khẩu (giai đoạn 1991 - 2000), hoạt động xuất khẩu chủ yếu mang tính tự phát của các doanh nghiệp, dẫn đến sự phát triển không ổn định của nguồn hàng, của thị trường.
- Năm là, sự yếu kém của nền công nghiệp trong nước thể hiện ở trình độ công nghệ thấp, sản phẩm làm ra chất lượng không cao, giá thấp, thêm vào đó là khả năng tiếp thị kém nên hàng công nghiệp không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hàng công nghiệp chỉ có thể tồn tại ở thị trường trong nước nhờ có sự bảo hộ mạnh bằng thuế quan và hạn ngạch, không tập trung vào nâng cao khả năng cạnh tranh bằng công nghệ. Điều đó dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu diễn ra rất chậm chạp.
2.3.Nguyên nhân khiến chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn chậm
2.3.1.Nguyên nhân khách quan:
Các chinh sách xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước còn khá chậm chạp
Các công cụ hỗ trợ tài chính cho tăng cường xuất khẩu dường như đã được Chính phủ rốt ráo thực thi từ hơn một thập kỷ trước, tuy nhiên, vẫn có những chính sách không đi cùng mục tiêu kể trên, chẳng hạn như vấn đề tỷ giá.“Chính sách tỷ giá trong