Duy trì môi trường đầu tư ổn định

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 54 - 56)

Một môi trường đầu tư ổn định sẽ tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Môi trường đầu tư ổn đinh có thể hiểu trên nhiều khía cạnh như một hệ thống luật đầu tư nước ngoài minh bạch, rõ ràng. Nhà nước có các biện pháp ưu đãiđối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc này sẽ đảm bảo quyền lợi lâu dài cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam giúp họ yên tâm trong quá trình hợp tác lâu dài.

3.3.1.3.Có cách chính sách xúc tiến xuất khẩu

Xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận của xúc tiến thương mại. Đó là các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu của một quốc gia hay một công ty.

Xúc tiến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của đất nước, mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm quảng bá sản phẩm và khẳng định vị thế của hàng xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc tế.

Ở cấp quốc gia (vĩ mô) hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần được tiến hành trên các phương diện:

- Xây dựng chiến lược, định hướng xuất khẩu

- Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ xuất khẩu.

- Lập các Viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu, tăng cường mạnh mẽ công tác thông tin về các thị trường: từ tình hình chung cho tới các cơ chế chính sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung - cầu hàng hoá và dịch vụ, tìm kiếm khách hàng... cho các doanh nghiệp.

- Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu.

- Đẩy mạnh đàm phán thương mại song phương và đa phương để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, cụ thể là đàm phán mở cửa thị trường mới, đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với những thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu, đàm phán để thống nhất hoá các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi quan thuế. Công tác thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu được gắn kết chặt chẽ với nhau để vừa tăng cường sức mạnh trong đàm phán quốc tế, vừa góp phần chuyển dần nhập khẩu của các doanh nghiệp từ thị trường nhập siêu (Châu Á) sang thị trường xuất siêu (Bắc Mỹ và Tây Âu).

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Đặt cơ quan đại diện thương mại ở một số nước mà hiện nay chưa có (khu vực châu Phi, Tây Nam Á). Tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thống Thương vụ ngoài nước, phục vụ đắc lực cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp.

- Xây dựng mối quan hệ và tổ chức thường xuyên việc đối thoại giữa các cơ quan Chính phủ với doanh nghiệp các thành phần kinh tế.

3.3.1.4.Tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), đã đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu. Tỷ trọng của khu vực này trong xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đã lên tới 48,5% vào năm 2002, xấp xỉ bằng khu vực quốc doanh. Đặc biệt, có những ngành mà sự tham gia của khu vực SME chiếm tỷ trọng lớn như xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa...

Chính phủ đã ban hành quy chế giao cho các tỉnh thành tự đứng ra thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho SME. Tuy nhiên, tiềm lực tài chính ở các nơi này là có hạn, lại không đồng đều. Nếu mỗi tỉnh thành đều phải tự tìm nguồn để thành lập quỹ cho riêng mình thì hiệu quả thực tế sẽ không cao do nguồn lực bị dàn trải. Đó là chưa kể SME ở những tỉnh có hoàn cảnh khó khăn sẽ ở vào thế bất lợi hơn so với SME ở những tỉnh có tiềm năng. Vấn đề tín dụng cho doanh nghiệp nói chung và cho SME nói riêng hiện nay đang là vấn đề hết sức bức xúc. Vì vậy, nên có một cơ chế tập trung nguồn lực để thành lập một quỹ bảo lãnh tín dụng cho SME tại Trung ương. Quỹ này sẽ có đại lý là chi nhánh các quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng được thành lập ở địa phương. Khi có nhu cầu, mọi “đại lý” đều có thể tiếp cận với nguồn lực tập trung, hiệu quả thực tiễn sẽ cao hơn, SME tại tất cả các tỉnh cũng ở vào thế bình đẳng hơn.

3.3.1.5.Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Việc cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có thêm thuận lợi trong quá trình thâm nhập vào thị trường quốc tê.

Nhà nước cần giữ mối quan hệ lâu bền và thường xuyên giữa cơ quan chính phủ các nước, với các tổ chức quốc tế và với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Chính phủ nên đặt các cơ quan hợp tác và xúc tiến thương mại ở các nước bạn hàng để dễ dàng hơn trong việc cập nhật thông tin và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ta.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 54 - 56)