Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 51 - 52)

Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nhẹ và một số sản phẩm thủ công nghiệp và hàng mỹ nghệ khác như:

- May mặc

- Giày dép và đồ da - Hàng thủ công, mây tre

- Dược liệu (thuốc tây, thuốc ta) - Hàng thủ công mỹ nghệ

- Hàng chế biến thực phẩm

Hiện nay nhóm hàng này đã đạt kim ngạch xuất khẩu 24445,0 triệu USD (năm 2009) và chiếm tỷ trọng 42,8% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2009. Có thể nhận thấy đây là mặt hàng thế mạnh của nước ta và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Mục tiêu tới năm 2015, tỷ trọng nhóm hàng này sẽ tiếp tục tăng lên và chiếm ít nhất 50% trong tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Hàng dệt may và giày dép

Hạt nhân chính của nhóm hàng này vẫn là hàng dệt may và giày dép như trong những năm qua. Trong 10 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 9116 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2009 trong khi kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép đạt 4058 triệu USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2009. Dự kiến tới năm 2015 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may và giày dép tăng khoảng gấp đôi, đạt trên 18000 triệu USD đối với dệt may và 9000 triệu USD đối với ngành giày dép. Trên cơ sở đã kí được hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ và việc Việt Nam đã ra nhập WTO thì mục tiêu tăng trưởng trên là khả thi. Tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục mở rộng thị trường Trung Đông và Tây Âu. Bên cạnh đó khả năng cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc, trong đó có dệt may và giày dép, vốn đã rất mạnh và đặc tính hàng hóa lại khá giống với

hàng Việt Nam, sẽ trở thành một đối thủ lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam nói riêng và hàng dệt may, giày dép nói riêng, gây khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu Việt Nam.

Đều xuất cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam tới năm 2015

Mục tiêu lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam trong năm năm tới là chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ hàng nông-lâm-thủy sản, hàng chế biến nông sản sang các mặt hàng sản xuất công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng trong đó công nghiệp nặng là mục tiêu phấn đấu lâu dài. Cụ thể đến năm 2015, tỷ trọng hàng nông-lâm thủy sản sẽ giảm xuống còn 20%, thay vào đó hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp và hàng công nghiệp nặng sẽ lần lượt tăng lên 50% và 23%.Việt Nam tiếp tục tập trung vào các mặt hàng thế mạnh sẵn có như dệt may, cà phê, gạo, vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đều nhưng bên cạnh đó cần tập trung hơn vào các hàng có hàm lượng công nghệ cao như đồ điện tử, máy tính.

Biểu đồ 3.1Đề xuất cơ cấu trị giá xuất khẩu Việt Nam tới năm 2015

Nguồn: Tổng cục thống kê

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 51 - 52)