Phương hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khấu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 48)

3.2.1. Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

Việc phát triển hàng công nghiệp nặng là mục tiêu chiến lược lâu dài của nước ta để tiến tới hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa vào năm 2020. Tuy nhiên việc đầu tư và phát triển nhóm hàng công nghiệp nặng lại đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe hơn về vốn cũng như kỹ thuật so với hàng công nghiệp nhẹ, do đó trong khoảng thời gian năm năm, việc tạo ra bước đột phá lớn trong nhóm hàng công nghiệp nặng là rất khó khăn.

Sản phẩm cơ khí, điện

Đây sẽ là những ngành hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Trong những năm qua ngành cơ khí điện đã sản xuất được trên 500 danh mục sản phẩm, nội địa hóa được thị trường trong nước một cách đáng kể. Trọng tâm trong ngành cơ khí điện có thể kể tới là chế tạo thiết bị điện, công nghiệp đóng tàu và sản xuất ôtô. Kim ngạch xuất khầu hàng máy móc, thiết bị năm 2009 đạt 2028 triệu USD, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chỉ có 9,1%. Đề xuất tới năm 2015, kim ngạch xuất khẩu có thể tăng lên

5000 triệu USD với tốc độ tăng trưởng tới năm 2015 đạt tới con số 20. Trong lĩnh vực này, đang có những dấu hiệu khá tích cực (ví dụ: Công ty Cadivi đã bắt đầu xuất khẩu cáp điện ra nước ngoài với khối lượng lớn; 14 dự án sản xuất xe đạp 100% vốn Đài Loan đã được cấp giấy phép, 16 dự án nữa đang chờ cấp giấy phép, tổng công suất khoảng 6 triệu xe/năm, xuất khẩu 80%; quạt điện, máy xay xát, động cơ... cũng đang tích cực tìm đường xuất khẩu ra nước ngoài). Thị trường định hướng đối với xe đạp là EU và Hoa Kỳ, với các sản phẩm khác là các nước ASEAN, Trung Đông và châu Phi.

Sản phẩm hàm lượng công nghệ và chất xám cao:

Đây là ngành hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn. Hạt nhân là hàng điện tử, máy tính và linh kiện. Với xu thế phân công lao động theo chiều sâu trên thế giới hiện nay, ta hoàn toàn có khả năng phát triển hơn nữa những mặt hàng này, trước mắt là gia công rồi tiến tới nội hoá dần. Vấn đề cốt lõi là có cơ chế chính sách khuyến khích, phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đặt ra cho ngành là đạt khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015, tăng 1,5 lần so với năm 2009 ( 2774 triệu USD) với tốc độ tăng trưởng bình quân 7% năm ( tăng 2% so với tốc độ 5% năm 2009). Về thị trường thì nhằm vào các nước công nghiệp phát triển (phần mềm) và cả các nước đang phát triển (phần cứng). Cần coi đây là khâu đột phá trong thời kỳ 2011-2015

Về xuất khẩu nguyên, nhiên liệu thô, mục tiêu trong năm năm tới sẽ giảm dần tỷ trọng xuất khẩu những mặt hàng này. Hai mặt hàng chủ yếu của nhóm này là dầu thô và than đá. Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã đề ra kế hoạch tới năm 2015, tốc độ sản xuất sản phẩn từ dầu tăng lên 17,37%/ năm, sản xuất được 268000 tấn đầu thô trong đó xuất khẩu 50 000 tấn dầu. Về than đá, mục tiêu sẽ giảm dần xuất khẩu than và tiến tới không xuất khẩu nguyên liệu này. Bộ Công Thương đã đạt ra chỉ tiêu đến năm 2015 giảm xuất khẩu than xuống còn 5 triệu tấn (năm 2010 là 12 triệu tấn). Đề xuất đến năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu nhiên liệu và khoáng sản là 6,363 tỷ USD.

3.2.2. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản

Hiện nay nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm khỏang 24% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của nước ta. Theo xu hướng công nghiệp hóa hiện nay, tỷ trọng của nhóm ngành này nên có xu hướng giảm trong tương lai, tuy nhiên giá trị xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Đây là nhóm hàng Việt Nam có nhiều thế mạnh song lại tiềm ẩn nhiều rủi

mà giá trị xuất khẩu không cao. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong 10 tháng đầu năm 2010 là 33445 triệu USD. Đề xuất tới năm 2015, tổng kim ngạch có thể tăng lên gấp đôi.

Một số mặt hàng chủ lực của nhóm hàng này phải kể tới gạo, cà phê, hạt tiêu, điều và các mặt hàng thủy sản như tôm, cá.

Theo Bộ Công Thương, hạt nhân tăng trưởng của nhóm sẽ là mặt hàng thủy sản bởi tiềm năng khai thác và nuôi trồng còn nhiều, nhu cầu thị trường thế giới lại tăng khá ổn định. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4207 triệu USD, 10 tháng đầu năm 2010 là 4011 triệu USD (tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái). Dự kiến tới năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sẽ đạt tới hơn 8 tỉ USD, chiếm trên 50% tổng kim ngạch của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Thị trường chính sẽ là EU, Nhật Bản, Trung Quốc... Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định cho mặt hàng này, cần chú trọng đầu tư để đánh bắt xa và nuôi trồng, chuyển từ quảng canh sang thâm canh, phát triển những mặt hàng có kim ngạch cao như tôm, nhuyễn thể. Công nghệ sau thu hoạch cũng cần có sự quan tâm thoả đáng để nâng cao chất lượng, tăng giá trị gia tăng và vệ sinh thực phẩm của sản phẩm xuất khẩu.

Về gạo, do nhu cầu thế giới tương đối ổn định, nhiều nước nhập khẩu nay chú trọng an ninh lương thực, thâm canh tăng năng suất cây trồng, gia tăng bảo hộ, giảm nhập khẩu. Hiện nay xuất khẩu gạo Việt Nam đạt khỏang 6 triệu tấn một năm và vẫn đang tăng lên. Bên cạnh Việt Nam được dự báo sẽ chiếm ngôi nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới của Thái Lan vào năm 2015 do sức cạnh tranh về giá cả của nước ta ngày một mạnh hơn. Đề xuất tới năm 2015, Việt Nam có thể xuất khẩu ít nhất 10 triệu tấn gạo/ năm. Để nâng cao hơn nữa kim ngạch, cần đầu tư để cải thiện cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu, khai thác các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ... và ổn định các thị trường đã có như Indonesia, Philippines....

Về cà phê, do sản lượng và giá cả phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nên rất khó dự báo chuẩn xác về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong những năm tới. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề xuất mục tiêu tới năm 2015 đạt sản lượng 10000- 15000 tấn cà phê/năm trong đó 50% cho xuất khẩu. Nói chung, xuất khẩu cà phê sẽ không gặp khó khăn lớn về thị trường nhưng giá cả sẽ khó ổn định.

Với mặt hàng quan trọng là cao su, chính phủ đã ban hành QĐ 750/TTg về Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, cả nước sẽ có 800.000 ha cao su và sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 2 tỷ USD. Năm 2015, dự kiến ngành cao su sẽ xuất khẩu 800.000 tấn với trị giá 1,5 tỷ USD.

3.2.3. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nhẹ và một số sản phẩm thủ công nghiệp và hàng mỹ nghệ khác như:

- May mặc

- Giày dép và đồ da - Hàng thủ công, mây tre

- Dược liệu (thuốc tây, thuốc ta) - Hàng thủ công mỹ nghệ

- Hàng chế biến thực phẩm

Hiện nay nhóm hàng này đã đạt kim ngạch xuất khẩu 24445,0 triệu USD (năm 2009) và chiếm tỷ trọng 42,8% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2009. Có thể nhận thấy đây là mặt hàng thế mạnh của nước ta và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Mục tiêu tới năm 2015, tỷ trọng nhóm hàng này sẽ tiếp tục tăng lên và chiếm ít nhất 50% trong tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Hàng dệt may và giày dép

Hạt nhân chính của nhóm hàng này vẫn là hàng dệt may và giày dép như trong những năm qua. Trong 10 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 9116 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2009 trong khi kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép đạt 4058 triệu USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2009. Dự kiến tới năm 2015 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may và giày dép tăng khoảng gấp đôi, đạt trên 18000 triệu USD đối với dệt may và 9000 triệu USD đối với ngành giày dép. Trên cơ sở đã kí được hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ và việc Việt Nam đã ra nhập WTO thì mục tiêu tăng trưởng trên là khả thi. Tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục mở rộng thị trường Trung Đông và Tây Âu. Bên cạnh đó khả năng cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc, trong đó có dệt may và giày dép, vốn đã rất mạnh và đặc tính hàng hóa lại khá giống với

hàng Việt Nam, sẽ trở thành một đối thủ lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam nói riêng và hàng dệt may, giày dép nói riêng, gây khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu Việt Nam.

Đều xuất cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam tới năm 2015

Mục tiêu lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam trong năm năm tới là chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ hàng nông-lâm-thủy sản, hàng chế biến nông sản sang các mặt hàng sản xuất công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng trong đó công nghiệp nặng là mục tiêu phấn đấu lâu dài. Cụ thể đến năm 2015, tỷ trọng hàng nông-lâm thủy sản sẽ giảm xuống còn 20%, thay vào đó hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp và hàng công nghiệp nặng sẽ lần lượt tăng lên 50% và 23%.Việt Nam tiếp tục tập trung vào các mặt hàng thế mạnh sẵn có như dệt may, cà phê, gạo, vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đều nhưng bên cạnh đó cần tập trung hơn vào các hàng có hàm lượng công nghệ cao như đồ điện tử, máy tính.

Biểu đồ 3.1Đề xuất cơ cấu trị giá xuất khẩu Việt Nam tới năm 2015

Nguồn: Tổng cục thống kê

3.3. Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam phùhợp với xu thế hội nhập hợp với xu thế hội nhập

3.3.1. Giải pháp về phía nhà nước

3.3.1.1. Thu hút vốn đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Để thay đổi cơ cấu sản xuất nói chung và cơ cấu hàng xuất khẩu nói riêng, cần phải có đầu tư. Vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chế độ,

chính sách để khuyến khích đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Đây là khối doanh nghiệp có vốn lớn, công nghệ cao nên sản phẩm sản xuất ra có tỷ lệ chất xám lớn. Do đó, hàng hoá sẽ dễ dàng xâm nhập vào các thị trường đòi hỏi chất lượng cao, lợi nhuận tăng lên tương ứng.

 Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền xuất khẩu hàng hoá như thương nhân Việt Nam.

Hiện nay, doanh nghiệp FDI đã được phép xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào nội dung của giấy phép đầu tư trừ các mặt hàng nhạy cảm như: gạo, động vật rừng, đá quý... Nếu hàng nhập khẩu dùng để phục vụ cho xuất khẩu, cũng được xét vào diện trên. Tuy nhiên, việc cần làm gấp là Bộ Thương mại nên bàn bạc với các Bộ, ngành hữu quan để quyết định cụ thể về phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu của khối FDI.

 Các ưu đãi dành cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu phải được minh bạch hoá một cách tối đa, áp dụng bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư và phổ biến rộng rãi tới mọi chủ thể đầu tư tiềm năng.

 Song song với việc dành ưu đãi cho đầu tư, cần hết sức chú ý ổn định môi trường đầu tư:

Bên cạnh việc ban hành các chính sách khuyến khích thì việc duy trì một môi trường đầu tư ổn định nhằm tạo tâm lý tin tưởng cho nhà đầu tư mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2002 vừa qua, dù đã mở được thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam lại được đánh giá là điểm đến an toàn nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào ta, tính đến ngày 20/11, vẫn tiếp tục giảm khoảng 45%. Việc này có phần do luồng vốn FDI trên thế giới không còn dồi dào như trước, Trung Quốc lại đã vào WTO vào trở thành điểm thu hút FDI cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân khách quan đó, cũng có một số nguyên nhân chủ quan mà nhiều nhà đầu tư đã chỉ ra, trong đó có sự ổn định của cơ chế và chính sách đối với đầu tư nước ngoài.

việc phải điều chỉnh, bổ sung vào lúc này hay lúc khác. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để các nhà đầu tư thông cảm với những khó khăn của chúng ta và khẳng định với họ nguyên tắc đã được đề cập trong Luật Đầu tư nước ngoài: nếu sự thay đổi của quy định pháp luật làm thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư thì Nhà nước sẽ có biện pháp giải quyết thoả đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể duy trì được lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài, mới có thể thu hút được nguồn vốn FDI cần thiết cho phát triển sản xuất và xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh về thu hút FDI đang diễn ra hết sức gay gắt.

Do đó, trong thời gian tới đây, quá trình xem xét điều chỉnh luật pháp về đầu tư nước ngoài nên chuyển trọng tâm từ “ưu đãi” sang “ổn định, minh bạch và hài hoà quyền lợi”. Suy cho cùng, cái mà các nhà đầu tư cần nhất chính là một môi trường thể chế ổn định, được điều hành một cách minh bạch và bình đẳng chứ không nhất thiết phải là các ưu đãi ở mức độ cao.

3.3.1.2. Duy trì môi trường đầu tư ổn định

Một môi trường đầu tư ổn định sẽ tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Môi trường đầu tư ổn đinh có thể hiểu trên nhiều khía cạnh như một hệ thống luật đầu tư nước ngoài minh bạch, rõ ràng. Nhà nước có các biện pháp ưu đãiđối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc này sẽ đảm bảo quyền lợi lâu dài cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam giúp họ yên tâm trong quá trình hợp tác lâu dài.

3.3.1.3.Có cách chính sách xúc tiến xuất khẩu

Xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận của xúc tiến thương mại. Đó là các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu của một quốc gia hay một công ty.

Xúc tiến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của đất nước, mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm quảng bá sản phẩm và khẳng định vị thế của hàng xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc tế.

Ở cấp quốc gia (vĩ mô) hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần được tiến hành trên các phương diện:

- Xây dựng chiến lược, định hướng xuất khẩu

- Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ xuất khẩu.

- Lập các Viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu, tăng cường mạnh mẽ công tác thông tin về các thị trường: từ tình hình chung cho tới các cơ chế chính sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung - cầu hàng hoá và dịch vụ, tìm kiếm khách hàng... cho các doanh nghiệp.

- Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu.

- Đẩy mạnh đàm phán thương mại song phương và đa phương để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, cụ thể là đàm phán mở cửa thị trường mới, đàm phán để

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w