công ty Thuận An 6.3.1 Xây dựng ma trận SWOT SWOT Cơ hội (O) O1. Chính sách ưu đãi của Nhà nước và sự hỗ trợ của các hiệp hội thủy sản. O2. Nhu cầu thủy sản của thế giới có hướng tăng. O3. Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông cửu long phù hợp nuôi cá chất lượng cao và quy mô. O4. Thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng Đe dọa (T) T1. Chính sách bảo hộ và rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắc khe. T2. Đối thủ cạnh tranh mạnh. T3. Cạnh tranh không lành mạnh về giá. Điểm mạnh (S) S1. Uy tín thương hiệu. S2. Tiếp cận nguồn nguyên liệu tuận lợi. S3. Chi phí sản xuất thấp. S4. Quản lý chất lượng tốt. S5. Quản trị nhân sự hiệu quả. Kết hợp S-O S2,S3,S4+O2,O3,O4: Tăng công suất, tìm kiếm khách hàng. S1,S5+O1,O4: Tìm thị trường mới. S1,S4,S5,+O4: Đẩy mạnh marketing để tăng thị phần nội địa. Kết hợp S-T S1,S4,+T1: Phát triển sản phẩm chế biến để
vượt qua hàng rào bảo hộ. S1,S2,S4+T2,T3 : Liên kết với đối thủ, mua công nghệ của đối thủ Điểm yếu (W) W1. Thương hiệu ở thị trường xuất khẩu yếu nên khách hàng có ưu thế. W2. Công suất chưa đủ nhu cầu. W3. Kênh phân phối chưa tốt. W4. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm kém. Kết hợp W-O W1,W3 +O1,O3: Tận dụng sự hỗ trợ của Hiệp hội để tìm thêm thị trường xuất khẩu mới. W1,W4+O1: sử dụng kinh phí hỗ
trợ của Nhà nước để hoàn thiện bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô thị trường nội địa. Kết hợp W-T W1,W3,W4+T1,T2,T3: Lập công ty con ở thị trường lớn để phân phối sản phẩm.
6.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Qua phân tích SWOT – phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức mà môi trường bên trong và bên ngoài có thể tác động đến công ty, đã đưa ra một số chiến lược kinh doanh xuất khẩu thủy sản từ việc sử dụng mặt mạnh để khai thác
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
tốt nhất cơ hội, khắc phục những yếu kém, giảm bớt những nguy cơ, thách thức nhằm mang lại hiệu quả cao cho công ty.
Giữ vững và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước bằng nhiều cách thức, biện pháp như thành lập xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường, thiết lập kênh phân phối, thực hiện chương trình quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu qua báo, đài, internet, thị trường thế giới…
Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của công ty trên thị trường thế giới như nâng cao chất lượng sản phẩm
đặc biệt là những sản phẩm chế biến, quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu
đến với người tiêu dùng, thuyết phục người tiêu dùng một cách có hiệu quả
về sản phẩm của công ty, và không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển cải tiến sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho chế biến để đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
Liên kết với người cung cấp: đối với nông dân cần phải chú ý tạo các mối quan hệ, liên kết với tổ chức của người cung cấp như: hợp tác xã, hội nông dân… để tạo được nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng đồng đều. Khắc phục những yếu kém để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể là nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ trong công ty, nỗ lực cố gắng vượt qua những khó khăn, hạn chế…
Thực hiện tốt những chiến lược này sẽ giúp công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 Kết luận
Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực
đầy những khó khăn và thử thách, Công ty TNHH Thuận An đã từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thếđứng vững chắc cho mình.
Tuy còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản vì sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, thị trường chưa vững chắc, sản lượng tiêu thụ còn ở mức khiêm tốn, xong bằng chính lĩnh vực này công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, thu về ngoại tệđóng góp cho ngân sách Nhà Nước.
Qua phân tích cho thấy tình hình kinh doanh thủy sản của công ty tuy có chuyển biến tốt, tăng dần về sản lượng xuất khẩu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, sản lượng xuất khẩu của công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn tỉnh An Giang, thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp, chưa xây dựng kênh phân phối riêng cho mình, do đó đòi hỏi công ty cụ
thể là các nhà quản lý của công ty phải hoạch định kế hoạch, chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Việc kinh doanh thủy sản là một trong những khâu mang lại lợi nhuận cao, nhiều ngoại tệ cho công ty. Do đó phân tích tình hình kinh doanh giúp cho công ty có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn từđó rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy những cơ hội, những mặt mạnh, khắc phục những khó khăn thách thức để tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn, hiệu quả ngày càng cao, công ty ngày càng phát triển vững chắc.
7.1.1 Hạn chế
Hạn chế của đề tài là chưa đi sâu phân tích đối thủ cạnh tranh vì thiếu thông tin chính xác về họ. Tác giả chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung các điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ. Ngoài ra, đối thủ cạnh của công ty Thuận An rất nhiều, và còn có những
đối thủ quốc tế nên việc thu thập số liệu là rất hạn chế, phải mất nhiều thời gian và kinh phí trong khi điều kiện bản thân chưa đáp ứng đủ. Vì thế, nếu có cơ hội nghiên cứu tiếp, tôi sẽđi sâu vào nghiên cứu cạnh tranh trên tầm quốc tế. Đó là mục tiêu lớn của ngành kinh doanh thủy sản trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc đánh giá các yếu tố mạnh, yếu của công ty còn mang tính chủ quan, việc đánh giá này phần lớn qua thông tin từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu đối với các phòng ban và chính bản thân tác giả. Mặt khác, việc tìm hiểu các xí nghiệp chế
biến còn hạn chế, chỉ biết thông tin trên giấy mà không có cơ hội tham quan trực tiếp. Tóm lại, tuy có những mặt hạn chế của đề tài nhưng nhìn chung đề tài vẫn phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích môi trường và đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
7.1.2 Đề xuất nghiên cứu tiếp theo
Các vấn đề cần nghiên cứu tiếp trong đề tài là: tìm hiểu sâu về đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, các yếu tốđánh giá phải qua ý kiến của nhiều chuyên gia. Thực hiện được điều này, sẽ tạo cho đề tài nghiên cứu được đánh giá khách quan hơn. Hơn nữa, để thấy được tính khả thi của các giải pháp, cần đi sâu tìm hiểu và phân tích hiệu quả của các giải pháp thông qua một vài công cụ nhất định. Đồng thời đề ra cách thực hiện các giải pháp một cách cụ thể.
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
7.2 Kiến nghị
7.2.1 Đối với Nhà Nước
Nhà Nước nên có chính sách đầu tư, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ thêm vốn cho công ty hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Nhà Nước nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công ty hoạt động, tăng cường xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài.
Cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chính sách quản lý xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho công ty trong việc tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu huy hoạch vùng nuôi nguyên liệu ổn định, bền vững để doanh nghiệp yên tâm trong chế biến xuất khẩu.
7.2.2 Đối với Công ty
Công ty cần phải có kế hoạch thu mua, chế biến, dự trữ hợp lý, liên kết với người sản xuất đểđảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lương đồng đều.
Đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ cho việc chế biến xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm, khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh.
Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc giữ vững mối quan hệ
với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu và hoạch
định kế hoạch để sản phẩm xuất khẩu của công ty có thể xuất sang thị trường Mỹ, Nhật Bản… là những thị trường rất khó tính.
Đầu tư mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, đồng thời chú ý đến công tác tìm kiếm, thu thập thông tin thị trường để đưa ra những dự báo về thị
trường một cách nhanh chóng và chính xác.
Công ty cần xây dựng bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm để quảng bá hình ảnh thương hiệu và chủđộng tìm kiếm khách hàng nhằm tăng doanh số và thị phần.
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
TÀI LIỆU THAM KHẢO
W X
Đỗ Thiệu Hưng. 2001. Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng vấn đề tìm nguồn hàng và tổ
chức sản xuất tại xí nghiệp Thuộc da Tây Đô”. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh. Đại học Cần Thơ.
Ths. Huỳnh Phú Thịnh. 2008. Bài giảng phương pháp nghiên cứu trong kinh tế-quản trị
kinh doanh. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Trường Đại học An Giang. ThS. Huỳnh Phú Thịnh. Năm 2008. Giáo trình chiến lược kinh doanh. Khoa kinh tế -
quản trị kinh doanh. Trường ĐHAG.
Lê Thanh Phong. 2006. Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) giai đoạn 2003-2005. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh. Đại học An Giang.
Michael E. Porter. Competitive advantage. New York: Free Press. 1985.
Ngô Thị Thanh Tuyền. 2004. Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty Hải sản 404. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế
- quản trị kinh doanh. Đại học Cần Thơ.
PGS. TS. Trần Ngọc Thơ. 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống kê. Trần Thủy Tiên . 2004. Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại
công ty AFIEX. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh. Đại học An Giang.
Thông tin đăng trên các trang web sau: - Báo Thị trường: www.thitruong.vnn.vn
- Tin tức kinh tế thị trường: http://www.nld.com.vn - Website An Giang: http://atpic.angiang.gov.vn
- Hỗ trợ tìm thông tin ở An Giang: http://www.angiangweb.com - Hiệp hội thủy sản An Giang: http://afa.vn