Phân tích môi trường tác nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Thuận An giai đoạn 2006 -2008 (Trang 49 - 56)

Nhà cung cấp

™ Nhà cung ứng nguyên liệu

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

Nguồn nguyên liệu cá phần lớn được người dân trong tỉnh An Giang và các huyện lân cận như Thốt Nốt cung cấp, nó mang tính ổn định. Ngoài ra, doanh nghiệp còn ký hợp đồng thu mua nguyên liệu từ các thương lái. Giá cả nguyên liệu được tính theo giá thị trường hoặc theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người nuôi. Vì thế, doanh nghiệp không gặp phải khó khăn về sự ép giá gây ra từ phía người cung cấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Với lượng cung ổn định đó, công ty Thuận An hoạt động với công suất trung bình từ 150-180 tấn/tuần.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nguồn cung không đủ cầu nên giá cá nguyên liệu liên tục tăng. An Giang đang cùng với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông cửu long đưa ra nhiều giải pháp, trong đó thành lập Hiệp hội cá tra, cá basa đểđiều hành trong sản xuất và tiêu thụổn định mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cho cả ngư dân.Theo kế họach, diện tích nuôi cá tra năm 2009 toàn tỉnh An Giang là 3.000 ha, sản lượng ước khỏang 312 ngàn tấn. Trong đó vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn cho năm 2009 ước khỏang 350 ngàn tấn, cao hơn sản lượng tỉnh dự kiến. Và nếu như An Giang giữ vững con số trên thì sẽ không xảy ra tình trạng thừa hay thiếu nguyên liệu.12 Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định bền vững.

Hệ thống cung ứng cá nguyên liệu được thể hiện như sau:

Đại lý

(Thương lái) ThuCông ty ận An Nông dân

(Người nuôi cá)

Hình 6.3: Quy trình thu mua nguyên liệu

™ Nhà cung cấp công nghệ thiết bị

Có nhiều công nghệ được sử dụng trong chế biến thủy sản như: công nghệ

bảo quản, công nghệ sấy khô, công nghệ đóng gói, dây chuyền sản xuất,…

đây là những công nghệ hiện đại được mua từ thành phố Hồ Chí Minh và nước ngoài. Các thiết bị, công nghệ này ổn định vì được đầu tư ngay từ ban

đầu. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp chưa theo kịp các đối thủ có nguồn vốn đầu tư lớn và có kinh nghiệm đi trước, những công ty này trang bị

những công nghệ rất hiện đại và quy mô, cho ra những sản phẩm chất lượng và đa dạng về chủng loại. Đây là điểm yếu của công ty Thuận An trong việc phát triển sản phẩm và trong tiêu thụở thị trường nội địa.

™ Nhà cung cấp vốn

Nhà cung cấp vốn cho công ty Thuận An chủ yếu là nguồn vốn vay từ các ngân hàng như: Vietcombank, Agribank, Ngân hàng Đầu Tư và phát triển An Giang…Do những năm qua doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao và luôn tạo uy tín tốt đối với các ngân hàng nên việc vay vốn trở nên dễ dàng hơn. Công việc vay vốn thuận lợi bởi thủ tục vay vốn rất nhanh và ít làm

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

chậm đến tiến độ hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, trong giai đoạn hồi phục kinh tế Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu như Thuận An. Đây là điểm mạnh có thể

giúp doanh nghiệp tập trung nguồn vốn và phát huy sức mạnh tài chính của mình.

™ Cung cấp lao động

Tỉnh An Giang là một trong những tỉnh phát triển năng động của Đồng bằng sông cửu long với những cơ sởđào tạo nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao, điển hình như Trường đại học An Giang. Đây được xem là nguồn lao động tại chỗ chất lượng cho công ty Thuận An.

Tóm lại, sức ép từ các nhà cung cấp vào công ty Thuận An là rất ít, ngược lại nó lại là những điểm mạnh của công ty.

Khách hàng

Khách hàng của công ty thuận An bao gồm khách hàng xuất khẩu là chính và một số ít khách hàng trong nước:

™ Khách hàng nội địa

Khách hàng trong nước của công ty Thuận An là những doanh nghiệp Cadovimex ở Cà Mau, Vĩnh lợi ở Bạc Liêu, Trường Thành ở thành phố Hồ

chí Minh. Những khách hàng này mua với so lượng không lớn và thỉnh thoảng công ty mới ký hợp mua bán với những khách hàng này. Mặc dù, lợi nhuận từ những khách hàng này không lớn như khách hàng nước ngoài nhưng nó sẽ là bước đệm cho doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước. ™ Khách hàng ngoài nước

ƒ Thị trường xuất khẩu chính cá tra dạng phi lê của doanh nghiệp chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

Biểu đồ 6.2: Th trường xut khu cá tra theo giá tr và sn lượng13

1,378,246 1,827,476 41,360 616,210 745,320 23,500

Đức Tây Ban Nha Khác

Giá trị (USD) Sản lượng (Kg)

ƒ Thị trường châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…chủ yếu nhập khẩu cá dạng bột và số lượng là chưa đáng kể. Với những thị trường này thì giá cả cũng rẽ hơn.

ƒ Ngoài ra, doanh nghiệp tổ chức thu mua, chế biến và xuất khẩu theo một quy trình khoa học. Cung cấp sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh nên sản phẩm của doanh nghiệp bán với giá khá cao trung bình từ 2.2-2.5 USD/kg.

Nhìn chung, những thị trường nước ngoài không gây được sức ép lên doanh nghiệp. Do doanh nghiệp tổ chức thu mua những nguyên liệu cá mà những người nông dân đã cam kết nuôi cá theo tiêu chuẩn xuất khẩu và được doanh nghiệp kiểm dịch kỹ càng trước khi xuất khẩu, cho thấy doanh nghiệp luôn đặt uy tín lên hàng đầu.

Tóm lại, khách hàng của công ty Thuận An còn rất hạn chế. Khách hàng trong nước mua với số lượng không nhiều và chu kỳ mua cũng khá lâu, khách hàng nước ngoài tuy mua với số lượng lớn và có chu kỳ mua ngắn nhưng số lượng khách hàng còn ít. Đây là điểm yếu của công ty Thuận An, cần có biện pháp tác

động để tìm kiếm khách hàng nhiều hơn.Tuy nhiên, công ty Thuận An sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ nhưng coi trọng uy tín thương hiệu, đây được là

điểm mạnh của công ty.

Sản phẩm thay thế

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm thay thế cho cá tra phi lê như: cá hồi, tôm, mực…Nhưng nếu có nhiều sản phẩm thay thế cho việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm cá tra phi lê thì cũng phần nào tác động đến sản lượng tiêu thụ

các mặt hàng này. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà khoa học thì cá ba sa có hàm lượng dinh dưỡng cao, người ăn sẽ hạn chế được nhiều bệnh tim mạch hay béo phì và loại cá này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon mang hương vị đặc trưng riêng. Do đó, đối với công ty Thuận An thì sự tác động của sản

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

phẩm thay thế là rất ít, nên doanh nghiệp chỉ tập trung vào các sản phẩm và các

đối thủ cùng ngành là chủ yếu.

Đối thủ tiềm ẩn

Ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam nói chung, ngành chế biến cá tra ởĐồng bằng sông cửu long nọi riêng hiện nay được xem là ngành phát triển mạnh và có tiềm năng rất lớn. Do đó, có rất nhiều doanh nghiệp muốn xâm nhập vào ngành. Hiện nay, các tập đoàn bán lẻ và bán sĩ như các hệ thống siêu thị Metro, Co.op Mart, Big C,…đã tận dụng ưu thế kênh phân phối rộng khắp của mình để xâm nhập vào ngành, cho ra đời những sản phẩm cạnh tranh với nhãn hiệu của riêng họ. Tuy nhiên những đối thủ này chủ yếu cạnh tranh trên thị trường nội địa, còn trên thị trường quốc tế thì họ chưa có điều kiện cạnh tranh. Đây có thể là nguy cơ làm rớt giá bán và làm giảm thị phần thị trường nội địa trong thời gian tới.

Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của công ty Thuận An là rất nhiều, hầu hết những doanh nghiệp này đều có sản phẩm xuất khẩu và nội địa. Theo thống kê của hiệp hội thủy sản Việt Nam thì có hơn một trăm doanh nghiệp xuất khẩu các tra, cá ba sa. Trong đó, ở An Giang có chín doanh nghiệp bao gồm công ty Thuận An. Do đối thủ cạnh trong ngành là rất nhiều nên tác giả chỉ chọn ra hai đối thủđược xem là phát triển nhất trong tỉnh An Giang để phân tích, cụ thể như sau:

™ Công ty cổ phần Nam Việt (Viết tắt-NAVICO)

Địa chỉ: 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quí, TP Long Xuyên, An Giang

Điện thoại:+84 76 834065 – 834060

™ Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH)

Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long xuyên, Tỉnh An giang.

Điện thoại: (84.76) 852 939 – 852 368 – 852 783.

Ngành chế biến cá tra có đặc điểm là không có sự khác biệt và chi phí chuyển

đổi thấp nên viêc lựa chọn của khách hàng sẽ dựa vào giá cả và cung cách phục vụ. Do đó, những công ty chế biến cá tra chủ yếu cạnh tranh sống còn về mặt giá.

Hai đối thủ cạnh tranh của công ty Thuận An là công ty Nam Việt và công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được xem là những công ty hàng đầu cả nước về xuất khẩu cá tra, có dây chuyền công nghệ hiện đại, có đội ngũ lao động tay nghề. Nhìn chung, hai đối thủ này có nhiều điểm chung nên được đưa vào một nhóm để phân tích so sánh với công ty Thuận An. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

Bảng 6.4: Điểm mạnh và điểm yếu của hai đối thủ cạnh tranh 14

Điểm mạnh Điểm yếu

S1. Trình độ nhân sự cao.

S2. Kênh phân phối ở thị trường nội địa mạnh. S3. Chủđộng trong marketing và tìm đầu ra cho sản phẩm. S4. Có sức mạnh về tài chính S5. Mối quan hệ tốt với hiệp hội và cơ quan nhà nước.

S6. Có lợi thế kinh tế nhờ quy mô và kinh nghiệm

W1. Chi phí nhân sự cao.

W2. Giá cả nguyên liệu cao.

W3. Nguyên liệu không đồng bộ.

W4. Chi phí đầu tư mở rộng cao => Khả năng mở rộng quy mô ở mức vừa phải.

™ Các điểm mạnh

ƒ S1: Phần lớn đội ngũ quản lý của hai công ty này có trình độđại học và trên đại học. Ngoài ra, Công ty Agifish cộng tác với cơ quan CIRAD của Pháp để nghiên cứu sinh lý và sinh sản cá Basa và cá tra15. Vì thế, về mặt nhân sự có thể thấy rằng đối thủ đã chuẩn bị rất tốt. Điều này góp phần tốt hơn cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm về

sau.

ƒ S2: hiện nay các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đã và đang tiêu thụ

với hơn trăm sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra với hệ thống phân phối rộng khắp năm mươi tỉnh thành trong cả nước như: đại lý, nhà hàng, siêu thị, hệ thống phân phối Metro, các bếp ăn tập thể, trường học

ƒ S3: Bằng các hoạt động triển khai các chương trình tiếp thị tiêu thụ tại các nhà hàng, siêu thị và tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao… Các công ty đã chủ động thu hút khách hàng và giải quyết tốt

đầu ra cho sản phẩm của mình ở khắp nơi.

ƒ S4: Với việc lắp đặt về công nghệ chế biến ở nhiều xí nghiệp và các hoạt động đầu tư cho vùng nuôi nguyên liệu, phối hợp với nước ngoài lai tạo giống,…Cho thấy các công ty này có sức mạnh về tài chính. Do

đó, họ có khả năng phát triển thêm nhiều công nghệ tiên tiến hơn để

làm giảm nguy cơ cạnh tranh của các đối thủ.

ƒ S5: Hai công ty này hoạt động thành công trong nhiều năm liền, là những công ty hàng đầu của Việt Nam về xuất khẩu cá tra, ba sa. Góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cá tra, ba sa lên tầm cao. Do đó, đã được Nhà nước phong tặng “Anh hùng lao động”. Mặt khác, hai công ty này đều là thành viên của hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam và An Giang. Nên có mối quan hệ tốt với hiệp hội thủy sản và cơ

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

quan nhà nước. Các cơ quan này tạo điều kiện pháp lý, thủ tục hành chánh và các thủ tục khác có liên quan trong việc xuất khẩu một cách nhanh chóng thuận lợi hơn. Đây là điểm mạnh quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp phải duy trì ổn định. Nó sẽ góp phần vào việc phát triển tình hình kinh doanh và phát triển thị trường của các công ty này. ƒ S6: Công ty Nam Việt (NAVICO) thành lập vào năm 1993, công ty

xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH) thành lập vào năm 1997

đều sớm hơn công ty Thuận thành lập (TAFISHCO) vào năm 2002 và chỉ mới xuất khẩu trong hơn một năm gần đây. Với ưu thế vượt trội về

kinh nghiệm, hai công ty này còn có quy mô sản xuất rất lớn.

Bảng 6.5: Tiến độ sn xut cá nguyên liu ca tun 15 (06/04/2009-12/04/2009)16

Công ty Tiến độ sản xuất bình quân (tấn/ngày)

Tổng nguyên liệu sản xuất trong tuần

(tấn/tuần) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NAVICO 350 2,100

AGIFISH 180 1,250

TAFISHCO 30 180

Tóm lại, hai đối thủ này có những điểm mạnh rất đáng kể, hơn hẳn so với công ty Thuận An. Do đó, công ty cần phải có những cải tiến và ra quyết định trong từng thời điểm thích hợp tránh những rủi ro.

™ Các điểm yếu

ƒ W1: Nhưđã nêu ở S1, trình độ nhân sự rất cao nên chi phí thuê họ cũng phải tương ứng ở mức cao hơn so với lao động phổ thông. Đây là điểm yếu cơ bản không thể tránh khỏi của hai công ty cạnh tranh, nó sẽ làm tăng chi phí hoạt động. Như thế thì khả năng cạnh tranh về giá không cao.

ƒ W2: Do xí nghiệp của hai công ty cạnh tranh ở xa nguồn nguyên liệu hơn so với công ty Thuận An nên khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu của Thuận An là tốt hơn. Từ đó, Thuận An cũng mua nguyên liệu với giá rẽ hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng chi phí hoạt động và làm giảm ưu thế cạnh tranh về giá.

ƒ W3: Do hai công ty cạnh tranh sản xuất với quy mô lớn nên cũng cần nhiều nguyên liệu để chế biến. Từđó, họ thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không đều. Đây là bất lợi khi bán cho khách hàng, dễ bị ép giá. Ảnh hưởng khả năng cạnh tranh về giá.

ƒ W4: Giá đất ở thành phố Long Xuyên tương đối đắt hơn ở huyện nên chi phí đầu tư mở rộng là rất cao. Do đó, nếu tài chính ở mức tương đối

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

thì khả năng mở rộng quy mô ở mức vừa phải. Điểm yếu này không quan trọng với tiềm năng phát triển của hai công ty này.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Thuận An giai đoạn 2006 -2008 (Trang 49 - 56)