Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Thuận An giai đoạn 2006 -2008 (Trang 45 - 49)

Việc phân tích kỹ môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội từ bên ngoài để phát triển, đồng thời phát hiện ra những mối đe dọa cản trở sự thành công của doanh nghiệp. Các ảnh hưởng chính của môi trường vĩ mô sẽđược phân tích dưới

đây:

Yếu tố Kinh tế

Yếu tố kinh tế bao gồm nhiều yếu tố tuy nhiên những yếu tố quan trọng cần nói

đến ởđây chính là: tỷ giá hối đối, tỷ lệ lạm phát, chính sách kiểm soát giá của nhà nước, giai đoạn chu kỳ kinh tế…

™ Về giai đoạn chu kỳ kinh tế: hiện nay là giai đoạn hội nhập, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Điều này cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nhưng trước mắt các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu. Vì hiện tại, nhu cầu về thủy sản đang gia tăng tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng như: Nhật, Trung Quốc,Nga…

™ Tốc độ tăng trưởng GDP: Theo nguồn tin thì tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia có xu hướng giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

cầu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Năm 2008, GDP ở mức khoảng 8% đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, kiềm chế lạm phát. Riêng An Giang đã đưa ra chương trình mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008 - 2010 đạt 14%, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 11%. Điều này nhằm góp phần vào quá trình kiềm chế lạm phát của đất nước. Ngoài ra, GDP bình quân đầu người đạt 950 USD vào năm 2010 và 2.500 USD vào năm 2020. Tất cả các yếu tố trên đã tạo môi trường hoạt động kinh tế ổn

định cho các doanh nghiệp. Mức sống người dân nâng cao sẽ làm tăng tiêu dùng. Đó là cơ hội cho công ty Thuận An hướng đến thị trường nội địa trong tiêu thụ sản phẩm cá tra, ba sa.

™ Tỷ lệ thất nghiệp: Nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp trong các khu vực thành phố trong năm 2008 vừa qua có xu hướng tăng nhưng sẽ giảm dần trong năm 2009 với những chính sách kích cầu của Chính phủước lượng năm 2009 tỷ

lệ này ở mức 4.5%. Đây là dấu hiệu tốt cho sự hồi phục kinh tế của đất nước. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, cuộc sống được đảm bảo, con người ngày càng có xu hướng tiêu dùng nhiều. Yếu tố này cũng là cơ hội cho công ty Thuận An trong việc phát triển sản phẩm cá.

™ Lãi suất ngân hàng: Để khôi phục kinh tế thì cần nhiều tổ chức và cá nhân làm kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Nhà nước ta vừa ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất (Quyết định số 443/QĐ - TTg về

việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh8) cho các cá nhân và tổ chức vay với mức ưu đãi 4%/năm để thực hiện đầu tư mới để

phát triển sản xuất - kinh doanh. Đây sẽ là cơ hội cho công ty Thuận An tận dụng giải quyết cho vấn đề vốn hoạt động.

™ Về tỷ giá hối đoái: Công ty Thuận An kinh doanh thủy sản và xuất khẩu vẫn là nguồn thu nhập chính. Hoạt động thanh toán chủ yếu bằng đồng USD, nên việc biến động tỷ giá hối đoái là rất quan trọng. Chiều hướng tăng giảm của tỷ giá USD/VNĐ sẽđược minh họa bằng biểu đồ sau:

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

Biểu đồ 6.1: Sự biến động về tỷ giá hối đoái từ 2001 – 2008

Tỷ giá Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 13500 14000 14500 15000 15500 16000 16500 17000 17500 Tỷ giá

Dựa vào kết quả hình 5.7 cho thấy, tỷ giá VNĐ/USD luôn tăng tuyến tính qua các năm và giai đoạn gần đây tăng nhẹ và ổn định hơn. Điều này, có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, nó tạo thuận lợi cho công ty Thuận An đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

™ Về tỷ lệ lạm phát: Lạm phát đang là vấn đề lớn, mang tầm vĩ mô, nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam.Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương về tình hình lạm phát của 2009 sẽ có xu hướng giảm nhưng còn ở mức cao. Những yếu tố này thường tác động mạnh đến hành vi tiêu dùng, đây là điểm khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó công ty Thuận An cần chú ý nhiều hơn đến các yếu tố trong từng thời điểm đểđưa ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Tóm lại, các yếu tố kinh tế phản ánh được tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Mặc dù gặp phải những khó khăn từ suy thoái kinh tế toàn cầu. Với những phân tích trên các yếu tố kinh tế này vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển vừa là nguy cơ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt.

Yếu tố Chính trị và pháp luật

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta hiện nay và

được sự quan tâm của Chính phủ nên các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản gặp rất nhiều thuận lợi. Nên có thể nói yếu tố chính trị, pháp luật có tác

động rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp.

™ Chính sách ưu đãi đặc biệt: Vừa qua, Thủ tướng Chính phủđã ra công văn số 399/TTg - KTN gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản năm 20099. Cụ thể như sau: tăng cường quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; nhanh chóng triển khai chủ trương xã hội hóa việc phân tích, kiểm nghiệm phục vụ xuất thủy sản; nghiên cứu chính sách thuế

nhập khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản nguyên liệu; bổ sung vốn chương trình xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định, mở rộng thị trường và đấu tranh với các rào cản, tranh chấp thương mại. Có thể nói trong giai đoạn hiện, Chính phủ đã đề ra rất nhiều

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

chính sách rất thuận lợi cho ngành thủy sản. Đây sẽ là cơ hội cho công ty Thuận An đẩy mạnh sản xuất và mở rộng thị trường.

™ Cải cách hành chính: với những cải cách mới, thủ tục hải quan đã bỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bớt những giai đoạn, những thủ tục rờm rà không cần thiết, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

™ Sự ổn định về mặt chính trị: Chính trị Việt Nam ổn định sẽ là điểm đầu tư của nhiều tập đoàn trên thế giới về mặt công nghệ, máy móc. Đây sẽ là cơ

hội cho các doanh nghiệp thủy sản tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ

thuật, mua sắm những dây chuyền hiện đại nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài những thuận lợi kể trên thì các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp những khó khăn không nhỏ như am hiểu luật pháp quốc tế, thường có lỗi khi bị kiện tụng.

Tóm lại, với những yếu tố trên về mặt chính trị pháp luật, phần lớn là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần biết những quy định cơ bản về kiểm dịch, xuất sứ và giá cả nhằm tạo hình ảnh tốt về quốc gia cũng như bản thân doanh nghiệp.

Yếu tố văn hóa-xã hội-dân số

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa xã hội như: quan điểm về mức sống, phong cách sống, lao động nữ, ước vọng nghề nghiệp, thay đổi thói quen tiêu dùng, sự khác biệt văn hóa giữa các vùng, các quốc gia. Tuy nhiên, tác giả chỉ

phân tích một số yếu tốđặc biệt ảnh hưởng đến ngành thủy sản.

Hiện nay, thu nhập của người dân ngày càng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đã qua chế biến, đóng gói và an toàn vệ sinh ngày càng nhiều.

Thu nhập cao dẫn đến mức sống của người dân cũng cải thiện hơn. Mặt khác, sự

xuất hiện của nhiều bệnh tật nguy hiểm như: béo phì, tim mạch,…trong thời gian vừa qua sẽ làm cho người dân chuyển từ những thực phẩm thịt có nhiều nguy cơ mắc bệnh sang thực phẩm chế biến từ thủy sản giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

Hiện tại, công ty Thuận An có ba xí nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang có trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật – thành phố

Long Xuyên, được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang10. Long Xuyên là một trong những đô thị sầm uất tại miền Tây Nam Bộ. Long Xuyên là một thành phố trẻ và được xem là động lực phát triển kinh tế của tỉnh An Giang cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long, sẽ là thị trường tiềm năng trong tương lai và cũng là thị trường lao động chất lượng cao đáp ứng cho ngành thủy sản.

Ngoài các cơ hội trên thì còn có không ít các khó khăn và rủi ro cho ngành thủy sản, do thói quen người tiêu dùng của một số người dân có thu nhập thấp khó có thể chuyển đổi trong một thời gian ngắn.

Một số rủi ro các doanh nghiệp có thể gặp là: tình hình khó khăn hiện nay có ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân và không đáp ứng được những quy định khắc khe từ những thị trường nước ngoài như: Nhật, Mĩ, EU…

công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008

Tóm lại, yếu tố văn hóa xã hội có nhiều thuận lợi cho ngành thủy sản, giúp các doanh nghiệp nhìn nhận đánh giá và tận dụng để có hướng phát triển bền vững.

Yếu tố khoa học công nghệ

Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật thì các công nghệ hỗ trợ cho ngành thủy sản cũng rất phát triển.

Trên thị trường có rất nhiều công nghệ chế biến từ sản phẩm chính cho tới phụ

phẩm như: công nghệ sấy khô, công nghệ đóng gói, công nghệ giữ tươi …Các nhà máy với những dây chuyền công nghệ cao được các công ty thủy sản trên cả

nước đưa vào hoạt động trong năm 2008. Đây là cơ hội cho công ty Thuận An có thể tranh thủ sự phát triển tốt của công nghệ này để năng cao công suất và chất lượng sản phẩm. Qua đó, tạo ra những sản phẩm mới cho các thị trường tiềm năng như Trung Đông, các nước Châu Úc và những thị trường hiện tại. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp phát triển sản xuất, hoàn thiện sản phẩm của mình và phát triển thị trường xuất khẩu.

Ngày nay, công nghệ thông tin hiện đại tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng quảng bá, giới thiệu, mang hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng. Thông qua việc giới thiệu này giúp doanh nghiệp ngày càng thu hút nhiều khách hàng hơn.

Tóm lại, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật sẽ là điều kiện thuận lợi ngành thủy sản, giúp các doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất chế biến sản phẩm đảm bảo được mức độ an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng và nâng cao được hiệu quả sản xuất.

Yếu tố tự nhiên

™ Công ty Thuận An có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trong vùng nguyên liệu thủy sản Đồng bằng sông cửu long, đặc biệt là cá tra, cá ba sa. Vùng nuôi gồm 9 tỉnh (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang) với diện tích nuôi 8.600ha, sản lượng cá nguyên liệu đạt 1.250.000 tấn, chế biến 500.000 tấn thành phẩm xuất khẩu.

™ Cục Nuôi trồng thuỷ sản công bố dự án "Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ

cá tra vùng Đồng bằng sông cưu long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020"11 . Với dự án này đảm bảo cho các doanh nghiệp thủy sản về nguồn nguyên liệu ổn định.

™ Đặc biệt An Giang là vùng nước ngọt, sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản và vận chuyển giao thương.

Tóm lại, yếu tố tự nhiên có thể nói là rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Tận dụng cơ hội này công ty Thuận An sẽ có nhiều ưu thế trong việc thu mua nguồn nguyên liệu với chi phí vận chuyển thấp, nhanh chóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Thuận An giai đoạn 2006 -2008 (Trang 45 - 49)