Các chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của HAINAM

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất tủ bảng điện Hải Nam (Trang 61 - 82)

CO.,LTD

Tiến hành kết hợp bốn yếu tố trong ma trận SWOT theo từng đôi một ( S+O, W+O, S+T, W+T) để đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD.

Bng 17: Ma Trn SWOT

SWOT

CƠ HỘI (O)

O1: Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các công ty trong ngành.

O2: Ngành đang tăng trưởng đáng kể.

O3: Có nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào trên thị trường. O4: Dễ dàng thu hút vốn đầu tư. ĐE DOẠ (T) T1: Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ phải giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm điện => gia nhập thị trường của các công ty nước ngoài. T2: Cạnh tranh cao do có nhiều đối thủ mạnh, đối thủ mới ĐIỂM MẠNH (S) S1: Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực quản lý tốt. S2: Đội ngũ kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. S3: Sản phẩm của công ty có nhiều điểm khác biệt. S4: Thiết bị, máy móc được trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại.

CÁC CHIẾN LƯỢC S-O

(1) S1,S2,S3+O2: phát huy các điểm mạnh về quản lý, sản phẩm độc đáo để tăng thị phần => Phát triển thị trường. (2) S2,S3,S4+O3: tìm những nguồn cung cấp có những điểm khác biệt để ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo hơn => Phát triển sản phẩm. CÁC CHIẾN LƯỢC S-T (6) S1,S2 +T1,T2: ngày càng hoàn thiện hơn lợi thế cạnh tranh về sản phẩm để tạo ra sự khác biệt so với thị trường => Phát triển sản phẩm ĐIỂM YẾU (W) W1: Khả năng tìm khách hàng mới của công ty chưa tốt. W2: Nguồn vốn hoạt động hạn hẹp. W3: Các khoản phải thu của khách hàng cao. W4: Phụ thuộc khá

nhiều vào nhà cung cấp.

CÁC CHIẾN LƯỢC W-O

3) W1+O2: tăng cường công tác marketing để tìm kiếm khách hàng

=> Thâm nhập thị trường. (4) W4+O3: hợp tác với nhiều nhà cung cấp để không phụ thuộc vào họ => Kết hợp ngược về phía sau. (5) W2,W3+O1,O4: tận dụng những chính sách hỗ trợ của chính phủ và cơ hội thu hút vốn đầu tưđể huy động vốn. => Tăng trưởng nội bộ. CÁC CHIẾN LƯỢC W-T (7) W3+T1,T2: Hợp tác với nhà cung cấp để cải thiện khả năng phụ thuộc và tăng cạnh tranh. => Kết hợp ngược về phía sau.

› Phân tích các chiến lược đã đề xuất

U Nhóm chiến lược S-O

¾ Chiến lược phát triển thị trường: trước cơ hội mức độ tăng trưởng ngành khá cao thì HAI NAM CO.,LTD cần phát huy thế mạnh của mình về khả năng lãnh đạo, thiết kế sản phẩm của kỹ sư, sản phẩm độc đáo để phát triển ở những thị trường mới.

¾ Chiến lược phát triển sản phẩm: với thế mạnh về thiết kế, thiết bị máy móc được trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại, sản phẩm độc đáo thì HAI NAM CO.,LTD nên tận dụng cơ hội có nhiều nhà cung cấp trên thị trường để tìm thêm những nguồn cung cấp có tính chuyên biệt phù hợp với yêu cầu của công ty. Từ đó, tạo nên những sự khác biệt về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh: tính năng, chất lượng, kiểu dáng, mức độ an toàn,... để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới thông qua đó góp phần vào việc xây dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.

U Nhóm chiến lược S-T

¾ Chiến lược phát triển sản phẩm: hiện nay sự cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất tủ điện khá cao do có nhiều đối thủ mạnh, đối thủ mới và sự đe doạ gia nhập thị trường của các công ty nước ngoài. Vì thế, HAI NAM CO,.LTD cần tận dụng thế mạnh của mình về thiết kế sản phẩm, ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực để tạo nên những sự khác biệt trong sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

U Nhóm chiến lược W-O

¾ Chiến lược thâm nhập thị trường: do ngành sản xuất tủ điện có mức độ tăng trưởng đáng kể nên HAI NAM CO.,LTD cần tận dụng cơ hội này để khắc phục điểm yếu về khả năng tìm khách hàng mới của công ty.

¾ Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: hiện nay HAI NAM CO.,LTD đang chịu sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nên việc trên thị trường có nhiều nhà cung cấp. Công ty cần tiến hành liên kết với nhiều nhà cung cấp để giảm sự phụ thuộc và nâng cao được tính cạnh tranh của công ty trên thị trường.

¾ Chiến lược tăng trưởng nội bộ: HAI NAM CO.,LTD với điểm yếu về nguồn vốn hoạt động còn hạn hẹp, các khoản phải thu của khách hàng cao vì thế công ty cần tận dụng những cơ hội để tiếp cận nguồn vốn từ thị trường: thị trường chứng khoán, chính sách ưu đãi của Nhà nước để tăng cường khả năng tài chính cho công ty góp phần vào việc thực hiện các chiến lược khác tốt hơn.

U Nhóm chiến lược W-T

¾ Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: hiện nay sự cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất tủ điện khá cao, bên cạnh đó HAI NAM CO.,LTD đang phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp. Do

đó, công ty cần tiến hành lấy hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau hay liên kết với các nhà cung cấp để giảm tình trạng phụ thuộc như hiện nay cũng như tăng tính chủ động cho nguồn thiết bịđiện đầu vào.

4.4.3. Gii pháp thc hin chiến lược

Ma trận SWOT là công cụđểđưa ra những phương án chiến lược khả thi chứ không phải là kỹ thuật lựa chọn cuối cùng. Quá trình lựa chọn chiến lược phải thông công cụ là ma trận QSPM, mà ma trận QSPM sử dụng những thông tin đầu vào từ các ma trận EFE, IFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT, IE. Nhưng trong quá trình phân tích tác giảđã không phân tích những ma trận này nên tác giả không tiến hành lựa chọn chiến lược rồi đưa ra giải pháp, mà tác giả tiến hành đưa ra những giải pháp giúp HAI NAM CO.,LTD nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào những định hướng chiến lược mà ma trận SWOT đã đưa ra.

4.4.3.1. Giải pháp về quản trị

Qua sơđồ bộ máy quản lý của HAI NAM CO.,LTD ta thấy, công ty là một thể ô1ng nhất có sựđiều tiết từ trên xuống dưới, cơ cấu các phòng ban của công ty cũng khá tốt. Mỗi phòng có những chức năng khác nhau đóng góp vào hiệu quả hoạt động của công ty.

Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích năng lực cạnh tranh của công ty thấy nổi bật lên vần đề khả năng tìm khách hàng mới của công ty chưa tốt. Do đó, để tiến hành giải quyết vấn đề này cũng như góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thì công ty nên thành lập thêm bộ phận Marketing.

Khi bộ phận Marketing được thành lập thì nó sẽ giúp cho công ty trong việc tìm hiểu, thu thập thông tin về thị trường hiện có cũng như những thị trường mới và các thị trường tiềm năng cần khai thác. Đồng thời, bộ phận này sẽ tiến hành nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng, mức giá mà khách hàng chấp nhận, cũng như việc tìm khách hàng mới và lập kế hoạch thu hút khách hàng cho công ty.

4.4.3.2. Giải pháp về tài chính

Trong thời gian gần đây nguồn vốn hoạt động của công ty đang gặp khó khăn do vốn đầu tư vào các công trình nhưng chưa thu hồi lại được, phải trả lãi hàng tháng nhiều. Vì thế công ty cần tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước, mối quan hệ với ngân hàng, tổ chức tín dụng,.. để tiến hành huy động vốn tránh tình trạng như hiện nay, việc này sẽ giúp công ty chủđộng hơn về nguồn vốn khi có nhu cầu.

Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện chính sách mua trả chậm đối với một số nhà cung cấp để duy trì nguồn vốn hoạt động.

4.4.3.3. Giải pháp về Marketing

™ Giải pháp về sản phẩm

Khách hàng của ngành sản xuất tủđiện quan tâm nhiều đến sự khác biệt trong sản phẩm vì thế công ty cần tiến hành cải thiện sản phẩm về kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, cũng như mức độ an toàn.

Bên cạnh đó, công ty cần tiến hành nghiên cứu phát triển thêm những tính năng của sản phẩm nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với đối thủđể chiếm lĩnh thị trường và đứng vững trong ngành.

™ Sự nhạy cảm về giá

Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng trong ngành sản xuất tủ điện vì thế giá mà công ty đưa ra phải phù hợp với mức giá mà khách hàng mong đợi từ sản phẩm của công ty. Để có được mức giá cạnh tranh thì công ty cần tiến hành tối thiểu hoá những chi phí không cần thiết, tìm nguồn cung cấp giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, ...

Bên cạnh đó, giá cả của sản phẩm còn phụ thuộc vào sự đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm của công ty và cả sự biến động trên thị trường. Do đó, công ty phải thường xuyên nghiên cứu mức giá trên thị trường để có những điều chỉnh thích hợp khi biến động xảy ra.

™ Giải pháp về chiêu thị

Để khách hàng biết đến công ty nhiều hơn cũng như dễ dàng tiếp cận với công ty khi có nhu cầu thì công ty cần tiến hành xây dựng Website riêng để tiến hành giới thiệu về sản phẩm, hình ảnh của công ty đến với khách hàng.

Tổ chức những hoạt động tài trợđể tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của công ty trước khách hàng, cộng đồng và cơ quan chức năng.

4.4.3.4. Giải pháp về nhân sự

Để có nguồn nhân sự có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc cũng như trung thành với công ty thì HAI NAM CO.,LTD cần quan tâm những vấn đề sau:

- Nâng cao trình độ và tay nghề cho nguồn nhân lực. Có kế hoạch đào tạo với những nhân viên ưu tú, đặc biệt là những kỹ sư trong công ty.

- Cần có những chính sách lương, khen thưởng, sự quan tâm chia sẻ của công ty đối với đời sống công nhân viên,... hợp lý để giữ chân nhân tài cũng như thu hút nhân tài từ bên ngoài về làm việc cho công ty.

- Bên cạnh đó, công ty cần có những biện pháp giúp công nhân viên làm việc thoải mái, vui vẻ tạo sựđoàn kết giữa các thành viên trong công ty bằng cách tổ chức các hoạt động thể thao, chính sách thi đua trong công việc,...

4.4.3.5. Giải pháp về sản xuất – tác nghiệp

Hiện nay sự cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất tủ điện khá cao do có nhiều đối thủ và nguy cơ đe doạ xâm nhập thị trường của các công ty nước ngoài, cùng với việc ngành đang tăng trưởng đáng kể trong hiện tại và tương lai. Do đó, HAI NAM CO.,LTD cần có một số giải pháp về sản xuất như sau:

- Công ty nên thường xuyên tổ chức kiểm tra lại năng lực máy móc, thiết bị, nhà xưởng để đầu tư hiệu quả hơn, tránh tình trạng mất cân đối giữa năng lực máy móc thiết bị với nhà xưởng.

- Công tác quản lý chất lượng phải được thực hiện nghiêm khắc từ khâu sản xuất đến khâu kiểm tra thành phẩm xuất xưởng và sau đó phải được đảm bảo.

- Quan tâm đến sự thay đổi của kỹ thuật, công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị để tránh nguy cơ lạc hậu, đi sau đối thủ.

- Ngoài ra, để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp thì công ty nên tiến hành tìm hiểu các nhà cung cấp trên thị trường xem những nhà cung cấp thiết bị điện nào phù hợp với yêu cầu của công ty để lấy hàng của họ. Hạn chế việc lấy nguồn cung đầu vào tập trung như hiện nay.

CHƯƠNG V: KT LUN 5.1 Giới thiệu

Trọng tâm của nghiên cứu này là phân tích năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD, từđó đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Những chương trước đã trình bày về cơ sở hình thành của đề tài, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Sang chương 5 là phần cuối cùng sẽ trình bày các vấn đề: (1) Kết luận, (2) Hạn chế, (3) Đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo.

5.2. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, năng lực cạnh tranh hiện nay của HAI NAM CO.,LTD ở trên mức trung bình. Có 4 tác lực ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD: (1) đối thủ cạnh tranh, (2) khách hàng, (3) nhà cung cấp, (4) đối thủ tiềm ẩn. Trong đó, tác lực khách hàng đóng góp vào năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD nhiều nhất, kếđến là đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn. Trong các tác lực tác động đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD thì tác lực nhà cung cấp có năng lực thấp hơn mức trung bình và tác lực đối thủ cạnh tranh có năng lực cao hơn mức trung bình nhiều nhất.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đưa ra một sốđặc điểm nổi bật về năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD hiện nay và một số chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty:

- HAI NAM CO.,LTD có thế mạnh về sự khác biệt của sản phẩm so với các công ty trong ngành, vì thế công ty cần tiếp tục phát huy thế mạnh này với việc tiếp tục đầu tư vào việc thay đổi thiết bị máy móc hiện đại và nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

- Khách hàng quan tâm nhiều đến mức độ khác biệt của sản phẩm và có tính nhạy cảm về giá, vì thế công ty cần tiến hành tối thiểu hoá các chi phí không cần thiết, tìm những nguồn cung đầu vào có giá thấp những vẫn đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, với việc khả năng tìm khách hàng mới của công ty tương đối khó khăn vì thế công ty cần tiến hành thành lập bộ phận Marketing để nghiên cứu khách hàng, thành lập Website đểđưa thông tin đến với khách hàng nhiều hơn.

- Trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thiết bịđiện đầu vào và hiện nay HAI NAM CO.,LTD đang có sự phụ thuộc vào nhà cung cấp chính là Công ty Schneider Electric, vì thế công ty cần tiến hành tìm hiểu và liên kết với nhiều nhà cung cấp trên thị trường để giảm sự phụ thuộc và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

- Các công ty ngoài ngành dễ dàng gia nhập ngành do rào cản gia nhập không lớn.

5.3. Hạn chế

Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter là mô hình tư duy, khi áp dụng vào một ngành hay một công ty cụ thể sẽ có những chỉ tiêu đo lường khác nhau. Việc đưa ra các yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD trong nghiên cứu này là dựa trên việc nghiên cứu lý thuyết của mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter mà tác giả đưa ra cùng với nhận xét của chuyên gia của HAI NAM CO.,LTD, do đó không có tính xác và độ tin cậy như

khi được xác định bằng thang đo trực tiếp với chuyên gia của các công ty trong ngành.

Việc thu thập số liệu chưa mang tính đại diện cao khi không thể phỏng vấn được nhiều chuyên gia của các công ty trong ngành.

5.4. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo

Khi đưa ra các yếu tốđánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cần được tiến hành nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn chuyên gia của nhiều công ty để đưa ra những yếu tố chính xác hơn.

Trong kết quả nghiên cứu cần tiến hành thu thập nhiều mẫu phỏng vấn của nhiều đối tượng: chuyên gia, khách hàng, nhà cung cấp. Cũng như cần có những số liệu cụ thể chứng minh cho kết quả nghiên cứu để tạo độ chính xác và tin cậy cho người đọc.

TÀI LIU THAM KHO

1. Bộ công thương. 2008. Quyết định số 48 /2008/QĐ-BCT ngày 19.12.1008. Hà Nội.

2. Bùi Trinh. 2001. Mô hình Input – Output và những ứng dụng cụ thể trong

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất tủ bảng điện Hải Nam (Trang 61 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)