Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của HAINAM CO.,LTD

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất tủ bảng điện Hải Nam (Trang 27)

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết của mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter cùng với những kết quả của bước nghiên cứu sơ bộ, tiến hành đưa ra các yếu tố thuộc năm tác lực có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD. Gồm 28 yếu tố và được diễn giải như sau:

Bng 5: 28 yếu t tác động đến năng lc cnh tranh ca HAI NAM CO.,LTD

Các yếu tố tác động Giải thích

Đối thủ cạnh tranh

1. Số lượng công ty lớn trong ngành.

Có nhiều công ty lớn trong ngành sẽ làm cho mức độ cạnh tranh cao hơn. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

Có ít công ty lớn trong ngành sẽ làm cho mức độ cạnh tranh thấp hơn. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

2. Tình trạng tăng trưởng của ngành.

Thị trường tăng trưởng nhanh làm giảm mức độ cạnh tranh của các công ty trong ngành. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp

Thị trường tăng trưởng chậm làm cho các công ty cạnh tranh với nhau nhiều hơn để giữ thị phần, lợi nhuận. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

3. Mức độ khác biệt sản phẩm giữa HAI NAM CO.,LTD so với các công ty trong ngành.

- Tồn tại nhiều sự khác biệt sản phẩm được khách hàng chấp nhận=> Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

- Không có sự khác biệt sản phẩm =>

Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

4. Tính đa dạng của đối thủ cạnh tranh.

Sựđa dạng về: văn hóa, lịch sử, mục tiêu và triết lý kinh doanh … của đối thủ sẽ làm cho ngành trở nên không ổn định và mức độ cạnh tranh sẽ tăng lên. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

5. Tính sàng lọc trong ngành.

Nếu ngành đang rơi vào tình trạng bão hòa hay tăng trưởng chậm sẽ tạo ra sự sàng lọc. Khi sự sàng lọc diễn ra thì mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành sẽ trở nên gay gắt hơn. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

6. Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa.

Nếu nhãn hiệu hàng hóa không ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thì lúc đó mức độ cạnh tranh của các công ty trong ngành trở nên gay gắt hơn. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

Sản phẩm thay thế 1. Giá và công dụng của các sản phẩm thay thế. - Nếu giá thấp mà công dụng của sản phẩm thay thế cao hơn sẽ làm giảm lợi thế cạnh của các công ty trong ngành. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

- Nếu giá cao mà công dụng của sản phẩm thay thế thấp hơn sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty trong ngành. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

2. Chi phí chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế.

- Khi chi phí chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế cao sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty trong ngành. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

- Ngược lại, với chi phí chuyển đổi thấp sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp. 3. Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng. - Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng cao sẽ làm cho mức độ cạnh tranh tăng lên. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

- Ngược lại, nếu xu hướng này thấp thì tính cạnh tranh sẽ được giảm xuống. =>

Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

Khách hàng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Số lượng khách hàng trên thị trường.

- Số lượng khách hàng nhiều sẽ tạo điều kiện tốt cho các công ty trong ngành có đầu ra, tính cạnh tranh thấp. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

- Ngược lại, nếu trên thị trường có quá ít khách hàng thì mức độ cạnh tranh sẽ lớn hơn do khó tìm đầu ra. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

2. Mức độ tập trung của khách hàng. - Khách hàng có tính tập trung cao sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

- Ngược lại, khi tính tập trung của khách hàng thấp thì mức độ cạnh tranh sẽ được giảm xuống. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

3. Thông tin khách hàng có được.

- Khi khách hàng có được nhiều thông tin về các công ty trong ngành thì họ sẽ đưa ra sự so sánh, lựa chọn sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

- Ngược lại thì mức độ cạnh tranh sẽđược giảm xuống. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp. 4. Mức độ sẵn có của sản phẩm thay thế. - Mức độ sẵn có của sản phẩm thay thế càng cao thì mức độ cạnh tranh của các công ty trong ngành đối với sản phẩm thay thế cũng cao hơn. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

- Khi không có sản phẩm thay thế sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của các công ty trong ngành. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp. 5. Tính nhạy cảm đối với giá. Khách hàng có tính nhạy cảm về giá cao sẽ làm tăng sức mạnh thương lượng của họ với các công ty trong ngành. Nếu sản phẩm của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam có giá tương đối thấp hơn các công ty trong ngành => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

6. Sự khác biệt sản phẩm giữa các công ty trong ngành. - Sản phẩm của các công ty trong ngành khá giống nhau sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao. - Sản phẩm của các công ty trong ngành có những điểm khác nhau về: mẫu mã, chất lượng, chủng loại,… làm giảm mức độ cạnh tranh. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

7. Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa. Khi khách hàng chú ý nhiều đến nhãn hiệu hàng hóa thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao. 8. Khả năng tìm khách hàng mới. - Nếu khả năng tìm kiếm khách hàng mới của HAI NAM CO.,LTD trên thị trường càng cao sẽ làm tăng sức mạnh thương lượng với khách hàng. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

- Khả năng tìm kiếm khách hàng mới của HAI NAM CO.,LTD càng thấp sẽ làm giảm khả năng thương lượng với khách hàng. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp. Nhà cung cấp 1. Tỷ trọng giữa các nhà cung cấp. - Tỷ trọng mua hàng của công ty với các nhà cung cấp được chia đều cho nhiều nhà cung cấp sẽ làm giảm sức mạnh thương lượng của họ đối với công ty. => Năng lực cạnh tranh công ty cao.

- Khi có nhà cung cấp nắm phần lớn nguồn cung cấp đầu vào cho công ty thì sẽ làm tăng sức mạnh thương lượng của họ.

=> Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

2. Sự khác biệt giữa các nhà cung cấp.

Giữa các nhà cung cấp không tồn tại sự khác biệt sẽ làm giảm sức mạnh thương lượng của họ, các công ty trong ngành sẽ có lợi thế hơn. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

3. Ảnh hưởng của chi phí thiết bị điện đối với tổng chi phí.

- Nếu có sựảnh hưởng của chi phí thiết bị điện đầu vào đối với tổng chi phí càng cao thì sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thương lượng cho nhà cung cấp. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

- Ngược lại nều chi phí này là không lớn => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

4. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.

Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cao thì công ty sẽ phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, sức mạnh thương lượng của công ty sẽ giảm xuống. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

5. Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế.

Có nhiều nhà cung cấp thay thế sẽ làm giảm sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp cũng như công ty ít phụ thuộc vào họ. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

6. Mức độ chuẩn hóa đầu vào.

Đầu vào được chuẩn hóa làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, cũng như làm giảm sức mạnh của họ. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

7. Thông tin về nhà cung cấp.

Thông tin về nhà cung cấp nhiều sẽ tạo điều kiện cho các công ty lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất, do đó sẽ làm giảm sức mạnh thương lượng của họ. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

8. Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành. Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành càng cao thì sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp càng lớn. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp. Đối thủ tiềm ẩn 1. Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty ngoài ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu các công ty ngoài ngành dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào thì họ sẽ dễ dàng gia nhập ngành. => Năng lực cạnh tranh của công ty thấp.

- Ngược lại, nếu như khó tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào thì các công ty ngoài ngành khó gia nhập => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

2. Yêu cầu về vốn.

Yêu cầu về vốn đối với các công ty khi muốn gia nhập ngành càng cao thì đây là rào cản các công ty ngoài ngành. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

3. Sự khác biệt sản phẩm.

Nếu không có những khác biệt về sản phẩm giữa các công ty mới gia nhập ngành sẽ làm cho sự cạnh tranh lớn hơn. => Năng lực cạnh tranh của công ty cao.

Với các yếu tốđược đề cập ở trên tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu hỏi với 3 chuyên gia trong HAI NAM CO.,LTD có trình độđại học và đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành sản xuất tủđiện để tiến hành loại bỏ những yếu tố không ảnh hưởng và bổ sung những yếu tố ảnh hưởng đến ngành. Qua quá SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 21

trình phỏng vấn chuyên gia kết quả thu được là các chuyên gia đề nghị loại bỏ tác lực sản phẩm thay thế, theo các chuyên gia do tủđiện là một sản phẩm có tính riêng biệt nên không có sản phẩm nào có thể thay thế được nó, khách hàng chỉ có thể sử dụng tủ điện hoặc không sử dụng. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn tiến hành hiệu chỉnh các yếu tố, cụ thể là:

- Loại bỏ 10 yếu tố mà chuyên gia cho rằng không ảnh hưởng hay ảnh hưởng không đáng kểđến ngành.

- Bổ sung 2 yếu tố mà chuyên gia cho rằng có sựảnh hưởng đáng kể đến ngành.

Bng 6: 10 yếu tnh hưởng không đáng kđến năng lc cnh tranh ca HAI NAM CO.,LTD được loi b

Yếu tố Lý giải

1. Tính đa dạng của đối thủ cạnh tranh.

Các đối thủ cạnh tranh không đa dạng lắm về: văn hoá, lịch sử, cũng như không có sự tăng trưởng đột biến của các công ty trong ngành nên yếu tố này ảnh hưởng không lớn đến năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành.

2. Tình trạng sàng lọc của ngành.

Ngành sản xuất tủđiện hiện nay chưa rơi vào tình trạng bão hoà nên yếu tố này ảnh hưởng không lớn đến năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành.

3. Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hoá.

Nhãn hiệu hàng hóa ảnh hưởng không đáng kể đến sự cạnh tranh của các công ty trong ngành. 4. Giá cả và công dụng của sản phẩm thay thế. 5. Chi phí chuyển đổi sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng. 6. Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng. 7. Mức độ sẵn có của sản phẩm thay thế. Tủ điện là một sản phẩm mà hiện nay chưa có sản phẩm nào có thể thay thế tủ điện được. Khách hàng chỉ có thể sử dụng hoặc không sử dụng tủ điện mà thôi. 8. Mức độ tập trung của khách hàng. Do tính chất của ngành tủđiện mua hàng theo nhu cầu của từng công ty nên trên thị trường không có khách hàng nào nắm giữ thị phần lớn.

9. Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hoá.

Khách hàng ít quan tâm đến nhãn hiệu sản phẩm nên đây là yếu tố có ảnh hưởng không đáng kể đến năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành.

10. Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.

Không có nhiều sự khác biệt giữa chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành nên yếu tố này ảnh hưởng không lớn đến năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành.

Bng 7: 2 yếu tnh hưởng đáng kđến năng lc cnh tranh ca HAI NAM CO.,LTD được b sung

Yếu tố Lý giải

1. Rào cản thoát ra.

Tính chất đặc trưng của tài sản cố định trong ngành không

cao nhưng sẽ rất khó trong việc tìm người để chuyển đổi tài sản cốđịnh.

2. Nguồn lực đặc thù ( Bằng cấp).

Các công ty ngoài ngành muốn gia nhập ngành cần có bằng cấp vì khách hàng quan tâm đến chất lượng sản phẩm làm ra có đúng theo tiêu chuẩn không? Bằng cấp là một bằng chứng giúp khách hàng tin vào chất lượng sản phẩm của các công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ cơ sở lý thuyết kết hợp với nhận xét của chuyên gia về ngành, cho thấy mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD được quyết định bởi 4 nhóm yếu tố: (1) đối thủ cạnh tranh, (2) khách hàng, (3) nhà cung cấp, (4) đối thủ tiềm ẩn.

Hình 2: Bn tác lc nh hưởng đến năng lc cnh tranh ca HAI NAM CO.,LTD Năng lự tranh củ NAM CO.,LTD c cạnh a HAI Khách hàng 1. Số lượng khách hàng trên thị trường. 2. Thông tin khách hàng có được. 3. Tính nhạy cảm đối với giá. 4. Khác biệt sản phẩm giữa các công ty trong ngành. 5. Khả năng tìm kiếm khách hàng mới. Đối thủ cạnh tranh 1. Số lượng công ty lớ 2. Tình trạng tăng trưở 3. Mức độ khác biệt s NAM CO.,LTD so vớ ngành.

4. Rào cản thoát ra.

n trong ngành. ng của ngành. ản phẩm giữa HAI i các công ty trong Đối thủ tiềm ẩn 1. Khả năng tiếp cận ng đầu vào của các công t 2. Yêu cầu về vốn. 3. Sự khác biệt sản ph 4. Nguồn lực đặc thù. uồn nguyên liệu y ngoài ngành. ẩm. Nhà cung cấp (NCC) 1. Tỷ trọng giữa các NCC. 2. Sự khác biệt giữa các NCC. 3. Chi phí chuyển đổi NCC. 4. Sự tồn tại NCC thay thế. 5. Mức độ chuẩn hóa đầu vào.

6. Thông tin nhà cung cấp. 7. Ảnh hưởng chi phí thiết bịđiện đối với tổng chi phí

Bước cho điểm trọng số của từng tác lực cũng như từng yếu tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD ở bước 3 và 4 sẽ lần lượt được thực hiện thông qua sự giúp đỡ của các chuyên gia. Theo phương pháp bình quân gia quyền tổng trọng số (T) của 20 yếu tố là 100.

Bng8: Trng s ca 4 tác lc tác động đến năng lc cnh tranh ca HAI NAM CO.,LTD Tác lực Trọng số Đối thủ cạnh tranh 2.25 Khách hàng 4.00 Nhà cung cấp 2.75 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 1.00 Cộng 10.0

Bng 9: Trng s ca 20 yếu t tác động đến năng lc cnh tranh ca HAI NAM CO.,LTD

Tác lực Trọng số Yếu tố Trọng số

Số lượng công ty lớn trong ngành. 9.00 Tình trạng tăng trưởng của ngành. 3.38 Mức độ khác biệt sản phẩm giữa HAI NAM

CO.,LTD so với các công ty trong ngành. 5.63 Đối thủ

cạnh tranh 22.5

Rào cản thoát ra. 4.50

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất tủ bảng điện Hải Nam (Trang 27)